Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Âm đức tu được bao nhiêu thì đều bị cái miệng đốt cho sạch hết

Khi ta làm việc tốt mà để cho người khác biết thì bao nhiêu âm đức liền biến thành phước đức, khi đó mỗi người khen ta một câu thì phước đức này liền báo hết, vậy là xong chẳng thể tích chứa lại được gì cả.

Cái gì là âm công? Âm công hay còn gọi là âm đức, là làm việc thiện, làm việc tốt không để ai biết, cũng tức là lặng lẽ đi làm việc tốt. Điển hình là những nhà hảo tâm giấu tên, những người hoằng pháp lợi sanh, những người trong âm thầm luôn làm đẹp cho đời….

Những việc làm như: chăm sóc người gặp nạn, che chở người bị truy đuổi bị hãm hại, cứu giúp kẻ nghèo khó, đóng góp xây cầu làm đường và các công trình công cộng khác, vì lợi ích của mọi người mà sẵn sàng xả thân đi làm, dùng lời từ ái an ủi người khác khiến cho người đó cảm thấy an lòng, khuyên người làm lành dứt ác, ăn chay giới sát phóng sanh, giữ giới trang nghiêm… đều được xem là những việc làm tích luỹ âm đức.

Tư Mã Quang trong sách gia huấn có viết rằng:

“Để vàng lại cho con cháu, chưa chắc con cháu đã giữ nổi. Để sách lại cho con cháu, chưa chắc con cháu đã đọc nổi. Không bằng để âm đức tuy rằng mờ mờ bên trong mà lâu dài cho con cháu”.

Âm đức tuy rằng mờ mờ ẩn sâu bên trong nhưng quả báo rất dày, rất thù thắng. Người biết tích chứa âm đức thì bản thân người đó và gia đình con cháu đời sau sẽ nhờ âm đức này mà được tiêu tai giải nạn, gặp dữ hóa lành, gia đạo hoà hài, con cháu công thành danh toại, gia tộc hưng vượng.

Nếu ta chịu khó quan sát trong cuộc sống vài ba thế hệ trong một gia tộc nào đó ở chung quanh ta, thì ta dễ dàng nhìn thấy dấu vết của âm đức rất khó tẩy xoá và phủ định.

Trong truyện ký của Phạm Trọng Yên chúng ta thấy được, khi đất nước gặp giặc ngoại xâm thì ông là đại tướng quân lãnh ấn thống soái, còn khi về đến triều đình thì ông là phó tể tướng.

Triều đình ban cho ông bổng lộc rất hậu hỷ, nhưng bản thân ông lại kiệm ăn kiệm mặc, ông dùng tiền đó để nuôi sống hơn 300 hộ gia đình. Ông lại mở lớp học miễn phí, thấy con em của những hộ nghèo nào có thể đào tạo thì tìm đến nhà chu cấp tiền cho đi học, ông chuyên tâm đào tạo nhân tài cho đất nước mà không một chút vì bản thân mình.

Cho nên, ông nhận được quả báo hết sức thù thắng, ông có 5 người con trai thì trong đó 2 người làm đến chức tể tướng, 1 người làm ngự sử đại phu.

Khi ông mất, không mua nổi 1 cỗ quan tài để chôn, vậy tiền đi đâu hết rồi? Đều là đem đi làm việc thiện cả. Vì thế mà gia đình họ Phạm đến đầu năm Dân Quốc trải qua hơn 800 năm chưa từng suy vi, mỗi đời đều có rất nhiều người đỗ đạt thành danh làm quan chức lớn và tiếp tục cống hiến cho đất nước. Đây chính là minh chứng cho việc quãng tích âm công.

Thành thật mà nói thì ngày nay căn bệnh nặng nhất của người thế gian là thích khoe khoang để được người khác tâng bốc, làm được một tí ti việc tốt thì liền đi khắp nơi rêu rao, trong tâm cứ luôn sợ người khác không biết chính mình đã làm được việc tốt.

Cho nên âm đức tu được bao nhiêu thì đều bị cái miệng nó đốt cho sạch hết. Chúng ta phải biết rằng, khi ta làm việc tốt mà để cho người khác biết thì bao nhiêu âm đức liền biến thành phước đức, khi đó mỗi người khen ta một câu thì phước đức này liền báo hết, vậy là xong chẳng thể tích chứa lại được gì cả.

Mà phước báo không còn thì họa tai nhất sẽ tìm đến, rất dễ bị người đố kỵ ghen ghét tìm cách hãm hại, tìm cách vu oan giá họa, khiến cho thân tâm chẳng lúc nào được an ổn.

Hoà Thượng Tịnh Không!

Nam Mô A Di Đà Phật – Xin thường niệm!

Bài viết cùng chuyên mục

Đại nguyện của Địa Tạng Bồ Tát

Định Tuệ

Bát khổ: Tám cái khổ lớn nhất của đời người ai cũng phải nếm trải

Định Tuệ

Muốn Vãng Sanh, thấp nhất là niệm đến công phu thành phiến

Định Tuệ

Thế Giới Tây Phương Cực Lạc do đâu mà có?

Định Tuệ

Những huyền ký của đức Phật về Tịnh độ

Định Tuệ

Tu trong mọi hoàn cảnh

Định Tuệ

Ngày vía Đức Phật Dược Sư Lưu ly Quang Như Lai là ngày nào?

Định Tuệ

Thực thời ngũ quán: 5 điều quán tưởng trước khi ăn cơm

Định Tuệ

Chúng ta và hết thảy chư Phật Như Lai chẳng khác gì nhau

Định Tuệ

Viết Bình Luận