Tâm Hướng Phật
Lời Phật Dạy

Định luật nghiệp quả: Bốn loại nghiệp

Có nghiệp tối với những quả tối; có nghiệp sáng với những quả sáng; có nghiệp vừa tối vừa sáng với quả vừa tối vừa sáng, có nghiệp không tối không sáng với quả không tối không sáng; đưa đến đoạn diệt nghiệp.

Bốn loại nghiệp

Này các Tỷ-kheo, có bốn loại nghiệp đã được ta thuyết giảng sau khi ta tự mình chứng ngộ với thắng trí. Thế nào là bốn?

Có nghiệp tối với những quả tối; có nghiệp sáng với những quả sáng; có nghiệp vừa tối vừa sáng với quả vừa tối vừa sáng, có nghiệp không tối không sáng với quả không tối không sáng; đưa đến đoạn diệt nghiệp.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp tối với quả tối? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người phát sinh những hành động cố ý gây tổn hại về thân, khẩu, ý. Sau khi đã làm như vậy, người ấy sẽ tái sinh vào một thế giới có nhiều tổn hại. Khi người ấy tái sinh vào thế giới có nhiều tổn hại, những cảm xúc tổn hại sẽ chạm đến người ấy. Khi bị cảm xúc tổn hại chạm đến, ngưới ấy trải nghiệm cảm xúc tổn hại, vô cùng đau đớn, ví dụ như những chúng sanh trong địa ngục. Đây gọi là nghiệp tối với quả tối.

Và này các tỷ-kheo, thế nào là nghiệp sáng với những quả sáng? Ở đây, này các tỷ-kheo, có người phát sinh những hành động cố ý không gây tổn hại về thân, khẩu, ý. Sau khi đã làm như vậy, người ấy sẽ tái sinh vào một thế giới không có tổn hại. Khi người ấy tái sinh vào thế giới không có tổn hại, những cảm xúc không tổn hại sẽ chạm đến người ấy. Khi những cảm xúc không tổn hại chạm đến, ngưới ấy trải nghiệm cảm xúc không tổn hại, vô cùng vui thích, ví dụ như chư thiên ở cõi Biến Tịnh Thiên. Đây gọi là nghiệp sáng với quả sáng.

Và này các tỷ-kheo, thế nào là nghiệp vừa tối vừa sáng với quả vừa tối vừa sáng? Ở đây, này các tỷ-kheo, có người phát sinh những hành động cố ý vừa gây tổn hại về thân, khẩu, ý và những hành động cố ý không gây tổn hại về thân, khẩu, ý. Sau khi đã làm như vậy, người ấy sẽ tái sinh vào một thế giới vừa có tổn hại vừa không có tổn hại. Khi người ấy tái sinh vào thế giới như thế, vừa có tổn hại vừa không có tổn hại, những cảm xúc vừa có tổn hại vừa không có tổn hại sẽ chạm đến người ấy. Khi bị chạm bởi những cảm xúc như vậy, người ấy trải nghiệm cảm xúc vừa tổn hại vừa không tổn hại, một sự pha trộn, xen lẫn lạc và khổ, như loài người, một số chư thiên và một số chúng sinh ở các đọa xứ. Đây gọi là nghiệp vừa tối vừa sáng với quả vừa tối vừa sáng.

Và này các tỷ-kheo, thế nào là nghiệp không tối không sáng với quả không tối không sáng đưa đến đoạn diệt nghiệp? Đó là người có ý chí đoạn trừ nghiệp tối với quả tối; đoạn trừ nghiệp sáng với những quả sáng; đoạn trừ nghiệp không tối không sáng với quả không tối không sáng – đây được gọi là nghiệp không tối không sáng với quả không tối không sáng đưa đến đoạn diệt nghiệp.”

Này các tỷ-kheo, đây là bốn loại nghiệp đã được ta thuyết giảng sau khi ta tự mình chứng ngộ với thắng trí.”

(Tăng Chi Bộ Kinh 2, Ch XXIV. Phẩm Nghiệp, tr 259 -262)

Bài viết cùng chuyên mục

Lý nhân quả của đạo Phật rất rộng rãi và phóng khoáng

Định Tuệ

Kinh Vô Lượng Thọ phẩm thứ bảy: Tất thành Chánh Giác

Định Tuệ

Niệm danh hiệu Địa Tạng Vương Bồ Tát một muôn biến

Định Tuệ

Lời Phật dạy về sự khiêm tốn: Khiêm tốn là đỉnh cao của tu dưỡng

Định Tuệ

Kinh Hoa Nghiêm tập 27: Phẩm Thập Định thứ hai mươi bảy

Định Tuệ

Kinh Hoa Nghiêm tập 35: Phẩm Như Lai Tùy Hảo Quang Minh Đông Đức

Định Tuệ

Bửu Sơn Kỳ Hương Huyền Nghĩa

Định Tuệ

Kinh Hoa Nghiêm tập 14: Phẩm Tu Di Sơn Đảnh Kế Tán

Định Tuệ

12 loại chúng sinh: Thế nào gọi là điên đảo về chúng sinh?

Định Tuệ

Viết Bình Luận