Tâm Hướng Phật
Lời Phật Dạy

Danh hiệu của Đức Phật A Di Đà

Vì quang minh vô lượng và thọ mạng vô lượng nên trong các Kinh gọi Đức Từ Phụ A Di Đà Phật là Vô Lượng Quang Phật, mà cũng có nơi gọi là Vô Lượng Thọ Phật.

Phạn ngữ Buddha (Bụt đa), ta thường gọi là Phật, nghĩa là đấng giác ngộ (Giác giả): nơi đây, sự “tự giác”, “giác tha” và công hạnh giác ngộ đã cứu cánh viên mãn.

Nói cho rõ hơn, tức là bậc đã giác ngộ ngã chấp chứng lý nhơn không, dứt sạch kiến tư phiền não, giải thoát phần đoạn sanh tử; khác hẳn với phàm phu ngoại đạo còn tà kiến mê chấp ngã nhơn, khởi phiền não tạo nghiệp mãi trôi chìm trong biển khổ sanh tử.

Và là bậc đã giác ngộ pháp chấp chứng lý pháp không, phá sạch vô minh, thoát hẳn khổ biến dịch; khác với A-la-hán cùng Duyên Giác còn chấp lấy pháp, bị vô minh che mờ bản chơn, mãi mắc trong vòng biến dịch khổ. Mà cũng khác với hàng Bồ Tát, vì Bồ Tát dầu chứng lý mà chưa viên, dầu phá mê mà chưa tận, còn Phật thời đã cùng tận viên mãn.

Cứ theo các nghĩa trên, Đức Phật nên gọi là đấng Vô thượng (đối với Bồ Tát) Chánh đẳng (đối với Nhị thừa) Chánh giác (đối với phàm phu tà ngoại). Đây chính là danh từ A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Phật Đà mà các Kinh luôn nói đến. Và còn cần phải hội ý nghĩa của mười hiệu: Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn. Như thế mới hiểu rõ hạnh đức và trí huệ của Đức Phật.

Lòng kính ngưỡng với Đức Phật là điều quan trọng phải có nơi người niệm Phật. Muốn có lòng kính ngưỡng chơn chánh phải nhận chơn điểm cao thượng của Phật. Vậy độc giả cần nên tham cứu cho tinh tường.

Các danh từ trên là đức hiệu chung của chư Phật. Giờ đây chúng ta luận đến biệt hiệu của Đức Từ Phụ. Phạn ngữ Amita. Ta đọc trại A Di Đà, nghĩa là Vô Lượng.

Trong Kinh Di Đà, Đức Bổn Sư từng vì đại chúng mà định nghĩa hồng danh của Đức Từ Phụ : “Này Xá Lợi Phất ! Đức Phật đó vì sao hiệu là A Di Đà ? Này Xá Lợi Phất ! Đức Phật đó quang minh vô lượng, chiếu suốt mười phương không bị chướng ngại, nên hiệu là A Di Đà. Đức Phật đó và nhân dân trong nước của Ngài, thọ mạng vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp, nên gọi là A Di Đà”.

Vì quang minh vô lượng và thọ mạng vô lượng nên trong các Kinh gọi Đức Từ Phụ A Di Đà Phật là Vô Lượng Quang Phật (Kinh Hoa Nghiêm v.v…) mà cũng có nơi gọi là Vô Lượng Thọ Phật (Kinh Vô Lượng Thọ v.v…).

Trong Kinh “Phật Thuyết Vô Lượng Thọ”, Đức Bổn Sư bảo ngài A Nan: Đức Phật A Di Đà có oai thần quang minh tối tôn đệ nhứt, quang minh của chư Phật không sánh kịp, vì thế nên Đức Phật A Di Đà có 12 hiệu riêng:

  1. Vô Lượng Quang Như Lai
  2. Vô Biên Quang Như Lai
  3. Vô Ngại Quang Như Lai
  4. Vô Đối Quang Như Lai
  5. Diệm Vương Quang Như Lai
  6. Thanh Tịnh Quang Như Lai
  7. Hoan Hỷ Quang Như Lai
  8. Trí Huệ Quang Như Lai
  9. Nan Tư Quang Như Lai
  10. Bất Đoạn Quang Như Lai
  11. Vô Xứng Quang Như Lai
  12. Siêu Nhật Nguyệt Quang Như Lai

Trích: Đường Về Cực Lạc – Chương 2: Danh Hiệu!

Bài viết cùng chuyên mục

Học hạnh xả ly của Đức Phật qua 6 lời giải đáp vua cha Tịnh Phạn

Định Tuệ

Phẩm thứ 41: Ư Bà Tư – Hiền Ngu Nhân Duyên Kinh

Định Tuệ

Kinh Lăng Nghiêm quyển thứ chín – Cư sĩ Tâm Minh dịch

Định Tuệ

Một mồi lửa nóng giận cháy lên rừng quả báo

Định Tuệ

Kinh Hoa Nghiêm tập 9: Phẩm Quang Minh Giác thứ chín

Định Tuệ

4 nhân duyên làm con cái đầu thai vào cha mẹ theo quan điểm Phật giáo

Định Tuệ

Kinh Vô Lượng Thọ phẩm thứ 34: Tâm Đắc Khai Minh

Định Tuệ

Lợi ích thù thắng của việc tụng đọc và hành trì kinh Dược Sư

Định Tuệ

Kinh Pháp Cú phẩm hoa và hình vẽ minh họa

Định Tuệ

Viết Bình Luận