Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Con đường ngắn nhất để thành Phật

Thế nhưng Thiền tuy là con đường ngắn, nhưng so với Thiền vẫn còn con đường ngắn hơn, đó chính là niệm Phật.

Tịnh Tông của chúng ta, tổ sư có quyển cẩm nang khuyên chúng ta niệm Phật cầu vãng sanh, tên của quyển cẩm nang này là “Kính Trung Kính Hựu Kính”. Chữ kính này chính là con đường gần, con đường đi rất dễ dàng. Đại Thừa cùng với Tiểu Thừa là hai cách so sánh, Đại Thừa là con đường gần, nói như thế nào vậy? Tiểu Thừa thì tu khó thành tựu, nếu sau khi tu thành tựu thì chỉ là A-la-hán, chỉ thoát khỏi lục đạo chứ chưa ra khỏi mười pháp giới. Thế nhưng Đại Thừa sau khi tu thành công họ sẽ ra khỏi mười pháp giới.

Cho nên Đại Thừa so với Tiểu Thừa thì Đại Thừa là con đường gần, pháp môn của Đại Thừa rất là nhiều, chúng ta hiện nay nói trong Đại Thừa có tám tông phái, trong tám tông phái này có pháp môn dễ tu, có pháp môn khó tu. Cho nên Đại Thừa là con đường gần, trong số những con đường gần còn có con đường gần hơn, con đường gần này chính là Thiền, tám tông phái của Đại Thừa thì Thiền là con đường gần nhất.

Cho nên phong trào Thiền ở Trung Quốc rất hưng thịnh, thật sự là khi Phật pháp truyền đến Trung Quốc, đời nào cũng có những người tu Thiền khai ngộ, thật sự là con đường gần, họ đã ra khỏi mười pháp giới, so với A-la-hán thì cao hơn nhiều.

Thế nhưng Thiền tuy là con đường ngắn, nhưng so với Thiền vẫn còn con đường ngắn hơn, đó chính là niệm Phật. Thiền thì yêu cầu người phải có căn tánh thượng thượng, bạn xem đối tượng mà Lục Tổ đã tiếp độ là người thượng thượng căn, người thượng căn cũng không được, người thượng căn tu thiền không thể khai ngộ, khai ngộ phải là người thượng thượng căn, chúng ta hiện nay gọi là thiên tài, họ không phải là người phàm.

Thiền là một bước lên trời, bạn có được cái bản lãnh này thì có thể bước lên trời được. Một bước có thể lên trời, bạn lên trời không được thì sao? Trước đây lão sư có nói với tôi điều này, bạn sẽ rơi xuống tan xương nát thịt, cho nên lão sư khuyên chúng tôi không nên tu Thiền, bạn chắc chắn không lên trời được. Thế nhưng so với Thiền thì Tịnh thù thắng hơn, Tịnh là đới nghiệp vãng sanh, người hạ hạ căn trong một đời có thể thành tựu.

Trong “Tịnh Độ Thánh Hiền Lục” và “Vãng Sanh Truyện” chúng ta thật sự xem được rất nhiều trường hợp, trong cuộc đời này của chúng ta, ở Trung Quốc cũng như ở nước ngoài, chúng tôi thấy rất nhiều người niệm Phật vãng sanh, lúc ra đi có thoại tướng hy hữu, có người đứng mà ra đi, có người ngồi mà ra đi.

Lão cư sĩ Trần Quang Biệt Lâm Trưởng của Cư Sĩ Lâm chúng ta vãng sanh, ở đây có rất nhiều đồng tu đã nhìn thấy, ông đã vãng sanh thật sự không phải là giả. Ông đã biết trước giờ ra đi, trước đó ba tháng ông đã biết ngày nào sẽ vãng sanh, nói ra chẳng sai một chút nào. Đây chính là vì chúng ta mà hiện thân thuyết pháp. Sự vãng sanh của lão cư sĩ, tuy là một đời học Phật, học Phật hoàn toàn không đắc lực, những năm cuối đời sanh bệnh, ông buông bỏ công việc, nằm trên giường dưỡng bệnh.

Trong thời gian dưỡng bệnh, tôi ở Cư Sĩ Lâm giảng Kinh, đều có ghi hình lại, ông mang băng ghi hình giảng Kinh Vô Lượng Thọ về nhà xem, một ngày xem tám giờ đồng hồ. Mỗi ngày nghe Kinh tám giờ đồng hồ, ngoài việc nghe Kinh ra thì ông niệm A Di Đà Phật. Ông buông bỏ vạn duyên, nghe Kinh xong một lần thì ông nghe lại từ đầu, tôi không biết ông đã nghe bao nhiêu lần rồi, trong hai năm thì ông đã thành tựu công phu.

Ông nói với cư sĩ Lý Mộc Nguyên là ông sắp vãng sanh rồi, cư sĩ Lý Mộc Nguyên nói là chưa được, lúc đó ông còn là Lâm Trưởng ở đó, nhân sự ở Cư Sĩ Lâm vẫn chưa ổn định, sau khi ông đi rồi e rằng Cư Sĩ Lâm sẽ mất ổn định, cho nên yêu cầu ông không nên vãng sanh mà đợi thêm vài năm nữa. Cuối cùng ông suy nghĩ, ông nói được, tôi sẽ ở lại vài năm nữa, là hai năm. Sau khi đúng hai năm, ông nói là ông phải đi, công việc ở đây cơ bản đã ổn định rồi, thành viên quản trị bầu lại mới, chọn cư sĩ Lý Mộc Nguyên làm Lâm Trưởng, ông liền ra đi.

Ông đã nghe Kinh được bốn năm, ngoài việc nghe Kinh thì ông niệm Phật, buông bỏ vạn duyên. Tâm tịnh thì Phật độ tịnh, điều này chúng ta có thể thấy được. Nếu như bạn không buông xuống thì bạn không thể vãng sanh, nhất định phải buông xuống, không thể có một chút bận tâm, lo âu nào. Lo âu khiến cho bạn hoài nghi tánh tướng, lý sự, nhân quả của Tịnh Tông, bạn không hiểu được thấu triệt, bạn sẽ nghi ngờ.

Nghi ngờ là chướng ngại lớn nhất của Bồ-tát. Ông không nghi ngờ, mỗi ngày ông đều nghe Kinh không có nghi ngờ, bản thân ông đã lớn tuổi, sự nghiệp trong gia đình đều giao cho con cái, không bận tâm đến nữa, một lòng niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Tịnh nghiệp của ông đã thành công, những việc này là vì chúng ta mà hiện thân thuyết pháp. Chúng ta nghe Kinh, ở trong Kinh hiểu được đạo lý này, hiểu được chân tướng sự thật, lại có được nhiều người như thế này y giáo phụng hành, đã thực hiện được để cho chúng ta xem.

Lão Lâm Trưởng Trần Quang Biệt sanh bệnh, nằm ở trên giường bệnh bốn năm, đầu óc tỉnh táo không có chút mê muội nào, lúc ra đi vô cùng tỉnh táo, hai ngày trước khi ra đi thì có tìm tôi để quy y cho ông. Tôi đã gặp ông lần sau cùng, tôi dặn dò ông nhất tâm cầu sanh Tịnh Độ. Còn có những người không bị bệnh, đứng mà ra đi, ngồi mà ra đi, trong quá khứ khoảng mấy mươi năm nay tôi chứng kiến nhiều trường hợp, những việc khác có thể dối gạt người chứ việc này thì không thể dối người, đứng mà vãng sanh.

Còn trường hợp của ông Châu Quảng Đại ở Washington nước Mỹ, chúng tôi không gọi ông là cư sĩ, tại sao vậy? Vì cả cuộc đời ông không có học Phật, giờ phút lâm chung nghe được A Di Đà Phật, ba ngày trước khi lâm chung mới quy y, niệm Phật, ông đã thật sự vãng sanh. Đây là nguyện thứ mười tám của Di-đà, lâm chung từ một niệm đến mười niệm đều có thể vãng sanh, đã chứng minh cho chúng ta điều này.

Ông Châu Quảng Đại là người Trung Quốc, di dân đến nước Mỹ mở tiệm bán bánh mì, ông là người vô cùng phúc hậu, có tâm từ bi, thường xuyên cứu giúp những người nghèo khổ, bánh mì bán không hết ông đều mang đi bố thí, lúc lâm chung ông bị bệnh ung thư rất là đau khổ. Lúc đó ở Washington có một Hội Phật Giáo, tôi cũng đã từng làm hội trưởng ở Hội Phật Giáo đó.

Chúng tôi có một đồng tu niệm Phật rất tốt, bởi vì người bệnh đến khi bác sĩ trong bệnh viện đã hết cách chữa trị rồi, phải mang người bệnh trở về nhà vì đã hết cách, lúc này mới đi khắp nơi cầu thần khấn Phật. Điều này là thói quen của người Trung Quốc, cũng xảy ra ở Hội Phật Giáo này, đến Hội Phật Giáo hỏi có cách nào để cứu ông ấy không, chúng tôi ở đó gồm vài người liền đi.

Nhìn thấy hình dạng của ông chẳng còn cách nào để cứu, liền khuyên ông buông bỏ, cầu sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc, không nên ở lại thế gian này nữa. Sau khi nghe xong, ông cảm thấy hợp lý, liền chấp nhận và nói với người nhà của ông, đừng đi tìm thuốc thang gì nữa cũng đừng đi tìm bác sĩ chữa trị cho ông lành bệnh, mà cả nhà cùng với ông niệm Phật. Chúng tôi cầu vãng sanh, điều này thật là hiếm hoi, thật sự là không phải dễ. Vừa nói thì ông tin liền, ông đã chấp nhận, cả nhà đều giúp ông niệm Phật, các đồng tu ở Hội Phật giáo cũng thay phiên nhau đi trợ niệm ba ngày.

Sau ba ngày thì ông vãng sanh, Phật đến tiếp dẫn ông. Cái duyên này thật là hiếm có, nếu ông không gặp được cái duyên này thì thật đáng tiếc. Thiện căn phước báu của ông ấy thật sâu dày, giờ phút lâm chung nghe được lời khuyên, bạn khuyên ông thì ông lập tức nghe lời, lập tức y giáo phụng hành, đầu óc tỉnh táo chẳng có chút mê hoặc. Đây là thiện căn phước đức hiện tiền của ông, gặp được Phật duyên thì ông thật sự đi. Đây là một trường hợp để cho chúng ta tận mắt nhìn thấy, tận tai nghe thấy, chắc chắn không phải là giả.

Trích trong:
PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ
TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tập 325
Tâm Hướng Phật/St!

Bài viết cùng chuyên mục

Nội dung và ý nghĩa Thần Chú Đại Luân Kim Cang Đà La Ni

Định Tuệ

Phong thủy tốt hay xấu là do chính bạn

Định Tuệ

Chú vãng sanh là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và công năng của chú

Định Tuệ

Làm như thế nào để độ được người trong gia đình?

Định Tuệ

Bát khổ là gì? Chân lý thứ nhất bao quát Tứ diệu đế

Định Tuệ

Tứ diệu đế là gì? Ý nghĩa sâu sắc bốn chân lý của Tứ diệu đế

Định Tuệ

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa tập 9 – Pháp Sư Tịnh Không

Định Tuệ

Không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm

Định Tuệ

Con cái có thể Sám Hối thay cho cha mẹ với lòng chí thành

Định Tuệ

Viết Bình Luận