Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Cách niệm Phật trước khi ngủ như thế nào để được lợi ích nhất?

Người đời niệm Phật hai, ba chục năm hoặc suốt đời niệm Phật mà đến lúc lâm chung lại thành vô dụng là do lúc ngủ không có ý niệm nhớ đến Phật.

1. Niệm Phật là gì?

Chữ niệm có nghĩa là nhớ, suy nghĩ, chữ Phật lại có nghĩa là giác. Như vậy, niệm Phật tức là chúng ta luôn luôn nhớ, nghĩ đến Phật hay nói rộng hơn là chúng ta luôn sống trong tỉnh thức và có chánh niệm trong mọi hành động.

Khi tâm ta bị chi phối bởi những tạp niệm thì ta sẽ dùng tiếng niệm Phật để lấn áp đi những dòng suy nghĩ tạp niệm ở trong lòng và có thể đặt tâm mình vào trong xâu chuỗi mà khi ta đang hành trì.

Lúc này, tiếng niệm Phật sẽ dần dần đi vào nội tâm ta và bản thân mình cần phải xóa bỏ đi những uế trược, phiền não trong lòng, từ đó ta có thể gạn lọc và chuyển đổi tâm của ta từ cái ác trở thành thiện, từ tạp niệm chi phối đưa đến sự thanh tịnh và giống với cảnh giới của chư Phật.

2. Mục đích của việc niệm Phật

Niệm Phật để đưa đến sự nhất tâm

Làm sao để ta áp dụng niệm Phật trong các vấn đề sinh hoạt hằng ngày? Khi ta đang làm một việc gì đó, không thể nào chúng ta vừa làm rồi miệng lại niệm Phật cùng một lúc được, có khi lại gây ảnh hưởng xấu.

Do vậy, khi làm bất cứ việc gì, chúng ta tập trung nhìn nhận rõ, đâu là đúng, đâu là sai, đâu là cái cần phải gạt lọc, đó là ta đã sống trong giây phút của tỉnh thức rồi, việc này đồng nghĩa với việc chúng ta niệm Phật.

Niệm Phật để được giải thoát

Niệm Phật là để được giải thoát, vậy từ giải thoát là gì? Chữ giải có nghĩa là mở, thoát là ra, nhưng đôi khi chúng ta không hiểu rõ rồi lại nhìn chữ giải thoát này ở một mức độ cao siêu xa vời. Chúng sinh luôn bị Tam độc Tham – Sân – Si chi phối trong lòng, do đó việc niệm Phật là làm sao thoát khỏi sự ràng buộc của ba yếu tố này.

Ví như trong cuộc sống, ta làm ra đồng tiền, có nhiều thì tiêu nhiều, có ít thì tiêu ít, tùy vào khả năng có được mà chúng ta sử dụng hợp lý và không bị đòng tiền lôi cuốn bản thân mình vào những con đường tội lỗi khác. Ta sẽ không bị dính mắc và lệ thuôc vào nó, thì lúc này chúng ta đã thoát khỏi sự ràng buộc của tham và làm chủ bản thân mình, như vậy mới thật sự niệm Phật giải thoát ngay ở trong hiện tại này mà không tìm một sự giải thoát ở đâu xa vời.

Giải thoát nằm ngay ở trong tâm thanh tịnh của mỗi người. Tâm của ta có sự an lạc, giải thoát tâm hồn thì ngay đó ta sống với thế giới thanh tịnh của chư Phật. Chúng sinh ai cũng có Phật tính sáng suốt, nhưng bị vô minh che lấp, nên không nhận ra được tự tính sáng suốt của mình.

Vì vậy, việc niệm Phật giúp ta trở về bản thể thanh tịnh của chính mình. Có nhiều người cũng nghĩ rằng, niệm Phật để được đức Phật tiếp dẫn về một thế giới nào đó. Điều này vô tình lại làm chúng ta thiếu đi niềm tin vững chắc vào khả năng tu tập của chính mình.

Trong kinh Đức Phật dạy, ví như chúng ta trồng một cây nằm ở hướng tây thì khi gió đến, nó sẽ ngã theo chiều của hướng tây. Cũng thế, nếu như hằng ngày ta luôn vun bồi và tạo nhiều công đức lành thì kết quả an lạc sẽ đến với ta và khi mất thân này chúng ta sẽ được tái sinh vào một cảnh giới an lành. Cũng giống như người ăn cơm nếu ăn một bát thì no theo một bát, nếu ăn nhiều thì no nhiều, nhưng tự thân họ cũng có lương thực để an lòng. Do đó, tùy vào mức độ mà ta tu tập nhiều hay ít thì tự thân sẽ được sinh vào cảnh giới thích hợp với quá trình công phu tu tập của mình.

Niệm Phật để được vãng sinh

Vãng sinh là sự kết thúc của cuộc đời này để sinh qua một thế giới khác, hay nói nghĩa rộng hơn, đó là cách chuyển hướng thay đổi từ cách sống này sang một lối sống mới. Ví như trước giờ ta sống trong sự giận hờn, buồn phiền và không làm chủ được tâm hồn. Nhưng khi hiểu được sân là nguyên nhân đưa đến sự đau khổ, lúc này chúng ta liền khắc phục sai lầm và thay đổi tích cực mạnh mẽ, đó là chúng ta đã chuyển đổi từ một cuộc sống sân hận thành một cuộc sống bao dung tha thứ, và đó cũng chính là vãng sinh. Cũng giống như một người ham hút thuốc nhưng khi phát hiện mình bị bệnh nên lập tức bỏ ngay sự ham muốn ấy, có nghĩa là người này đã thay đổi từ một thói xấu chuyển thành một đức tính tốt thì đó cũng gọi là vãng sinh.

Như vậy, không cần phải chết mới được vãng sinh mà ngay trong đời sống hiện tại ta cũng đã được vãng sinh rồi. Vì vậy, vãng sinh là sự thay đổi từ những đức tính xấu ác của con người để trở về con đường thánh thiện, từ một người với thói quen đầy sự ích kỷ, nhỏ nhen trở thành một người có tấm lòng bao dung, độ lượng và cao hơn nữa đó là từ phàm phu bước lên một bậc của thánh hiền.

Hành giả tu tập, niệm Phật cần phải thực tập và áp dụng việc niệm Phật vào trong đời sống hằng ngày để chúng ta tìm được nguồn an lạc hiện thực và luôn luôn trong thế giới của Đức Phật, đoạn dứt những phiền não để trở về bản thể thanh tịnh vốn có của mình, và đó mới là mục đích cao cả của việc niệm Phật.

Cách niệm Phật trước khi ngủ như thế nào để được lợi ích nhất?

3. Cách niệm Phật trước khi ngủ: Nhất tâm niệm Phật

Trích yếu sách Tử Bách Lão Nhân Tập của đại sư Tử Bách Ðạt Quán đời Minh:

“Nhất tâm là chỉ có một tâm niệm Phật. Nếu nhắm mắt liền quên thì niệm Phật như vậy dù có niệm một vạn năm cũng vô ích! Cần phải trong lúc ngủ cũng niệm Phật chẳng gián đoạn thì mới có phần thoát khổ nổi!

Nếu trong giấc ngủ chẳng niệm Phật được, quên mất đi thì khi mở mắt ra liền buồn khóc, nhỏm dậy ngay, đến ngay trước đức Phật dập đầu đến chảy cả máu, hoặc niệm ngàn tiếng, vạn tiếng, dốc cạn hết sức chính mình mới thôi. Làm như thế chừng hai ba chục lần thì tự nhiên trong khi ngủ mê mệt, niệm Phật cũng chẳng bị gián đoạn.

Người đời niệm Phật hoặc là hai, ba chục năm hoặc suốt đời niệm Phật mà đến lúc lâm chung lại thành vô dụng là do lúc ngủ nghỉ chẳng hề có ý niệm nhớ đến Phật. Người sống như đang tỉnh, người chết như mộng; bởi vậy, người nào trong mộng vẫn niệm Phật thì lúc lâm chung tự nhiên chẳng loạn vậy! Muốn khám nghiệm một cách chính xác xem mình niệm Phật có chơn thật hay không thì chỉ cần quan sát lúc mình hoan hỷ và phiền não thì biết rõ ràng ngay là Tâm mình chơn thật hay giả dối.

Ðại để, người Chơn Tâm Niệm Phật dù là lúc hoan hỷ hay phiền não thì tất nhiên vẫn “Niệm Niệm chẳng gián đoạn vì phiền não chẳng lay động người đó nổi, hoan hỷ cũng chẳng lay động người đó được” Phiền não lẫn hoan hỷ đều đã chẳng lay động nổi người đó thì trong cảnh sanh tử sẽ tự nhiên chẳng hoảng sợ. Nay người niệm Phật vừa mới gặp phải chút vui mừng, giận hờn đã vứt A Di Ðà Phật ra sau ót thì sao mà niệm Phật được linh nghiệm cơ chứ?

Nếu làm theo cách niệm Phật của tôi, thật sự có thể chẳng quên mất câu A Di Ðà Phật trong lúc yêu ghét, thế mà chẳng được lợi ích gì trong cuộc sống hằng ngày cũng như khi lâm chung chẳng được vãng sanh thì cái lưỡi của tôi ắt sẽ bị gãy nát vậy!

Nhận định: Pháp này rất diệu, muốn khám nghiệm “Tâm Niệm Phật” là chơn thật hay giả dối chỉ cần xét trong lúc hoan hỷ hay phiền não. Nếu như trong giấc ngủ, việc niệm Phật bị gián đoạn thì hãy nên dũng mãnh tinh tấn làm theo cách này thì hiện tại sẽ được lợi lạc, lâm chung tự được vãng sanh”.

4. Tịnh tâm khi ngủ

Trước hết quí vị phải nhập Tâm được câu Kinh Quán Âm dưới đây:

“Nam Mô Viên Thông Giáo Chủ Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Quán Tự Tại Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.”

Khi quý vị và các bạn đã nhập Tâm được câu Kinh trên chúng ta có thể tiến hành thực tập ngay trước khi ngủ.

Yêu cầu: Không luyện tập trong tình trạng say xỉn bia rượu.

Động tác: Mặc quần áo vừa đủ ấm, nằm ngay ngắn trên giường, hay tay để lỏng tự nhiên dọc thân. Dùng mũi hít thật sâu khí vào bụng (hít đúng sẽ thấy bụng dưới căng cứng là được) kế ngay đó thở phào hết khí từ trong bụng ra bằng miệng.

Quan trọng: không thở quá chậm và quá gấp mà thở tự nhiên.

Lập lại đúng 3 lần: hít bằng mũi – thở ra bằng miệng. Khi chút hết khí từ bụng qua miệng chúng ta có cảm tưởng như mình đã tự nguyện chút hết những vui buồn, mệt nhọc… trong ngày. Vẫn nằm ngay ngắn, mắt từ từ nhắm lại, và lúc này dùng ý niệm để đọc thầm câu Kinh Quán Âm đã học nhập Tâm.

Lưu ý: Không cần đọc to (làm người khác bị ảnh hưởng), lúc đầu chưa quen có thể nhẩm thầm bằng miệng, khi đã quen và nhập Tâm chỉ cần tụng thầm từ Tâm tụng ra.

Với những người mới luyện tập thường xảy ra những ý niệm sau:

Càng tụng càng thấy Tâm loạn động. Tụng Kinh với ý niệm cầu mong cho mình chóng ngủ. Tụng được một hai hồi đã thấy nản, không muốn tụng nữa. Vừa tụng vừa suy nghĩ liên miên. Tụng nhưng nảy sinh hoài nghi câu Kinh không có tác dụng.

Biện pháp khắc chế

Như đã đề cập khi chúng ta hít khí vào từ mũi và thở phào ra bằng miệng là chúng ta đã tự tâm muốn chút bỏ tất cả những phiền não trong ngày để tìm cho mình một giấc ngủ ngon giấc, như vậy việc chúng ta không thể đi ngay vào giấc ngủ là do chúng ta cố tình để cho tâm mình loạn động, từ đó cứ mải mê đeo đuổi theo những cảnh loạn động xảy ra mãi không ngừng, trong khi đó bản tâm của con người vốn dĩ thanh tịnh.

Theo kinh nghiệm đúc kết: thông thường khi chúng ta nhập Tâm được câu Kinh và nhất tâm tụng (tụng thầm) câu Kinh trên thì trong khoảng thời gian từ 3-5 phút tự trong ý niệm của chúng ta sẽ thấy tiếng câu Kinh vang lên từ trong Tâm ngày càng tròn-sáng và nếu cứ tiếp tục tụng thì ý niệm tròn-sáng đó ngày một rõ dần và chúng ta sẽ có một cảm giác người mình tự nhiên nhẹ dần và lâng lâng (như đang bay trong khoảng không) cho tới khi ta ngủ đi lúc nào không hay biết.

Bài viết cùng chuyên mục

Chú Chuẩn Đề: Phật Mẫu Chuẩn Đề thần chú tiếng Phạn và Việt

Định Tuệ

Công đức là gì? Chúng ta phải tu công đức bằng cách nào?

Định Tuệ

Hộ niệm là gì? Vì sao cần hộ niệm cho người lâm chung?

Định Tuệ

Vì sao chính mình học Phật lại dẫn đến sự phản đối của cha mẹ?

Định Tuệ

Thiện có thật giả

Định Tuệ

Pháp diệt ngũ uẩn: Muốn diệt khổ ta phải diệt ngũ uẩn

Định Tuệ

Thường tùy Phật học, Hằng thuận chúng sanh, Phổ giai hồi hướng

Định Tuệ

Niệm Phật phải phát Tâm vô thượng Bồ đề tâm

Định Tuệ

Đại Thế Chí Bồ Tát khuyên người niệm Phật nguyện sanh Cực Lạc

Định Tuệ

Viết Bình Luận