Tâm Hướng Phật
Nghi Thức

Bài Sám Phổ Hiền Thập đại nguyện chữ Hán và tiếng Việt

Đệ tử chúng đẳng, tùy thuận tu tập, Phổ Hiền Bồ Tát, thập chủng đại nguyện: Nhứt giả lễ kính chư Phật, Nhị giả xưng tán Như lai, Tam giả quảng tu cúng dường…

1. Bồ tát Phổ Hiền là ai?

Bồ tát Phổ Hiền được xem là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo (tứ đại Bồ tát là Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Địa Tạng và Bồ tát Phổ Hiền). Ngài và Bồ tát Văn Thù là thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni. Bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử đứng thị giả ở bên trái và Bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng đứng thị giả ở bên phải.

Nếu như Bồ tát Văn Thù đại biểu cho trí, tuệ, chứng, nắm giữ trí tuệ và chứng đức của chư Phật. Bồ tát Phổ Hiền đại biểu cho lý, định, hạnh, nắm giữ lý đức, định đức và hạnh đức của chư Phật.

Các ngài cũng diễn giải sự hoàn bị viên mãn của lý trí, định tuệ và hạnh chứng của Như Lai. Cả hai vị bản tôn cùng với Phật Tỳ Lô Giá Na được gọi là Hoa Nghiêm Tam Thánh. Mật Tông xưng tụng Bồ tát Phổ Hiền là Thiện Nhiếp Kim Cương, Chân Như Kim Cương, Như Ý Kim Cương. Ngài còn được xem là đồng thể với Kim Cương Tát Đỏa.

Khi Đức Phổ Hiền chưa xuất gia học đạo, Ngài làm con thứ tư của vua Vô Tránh Niệm, tên là Năng-đà-nô. Danh hiệu Phổ Hiền xuất hiện trước tiên trong kinh Mạn Ðà La Bồ Tát, về sau xuất hiện ở nhiều kinh khác như kinh Hoa Nghiêm, kinh Pháp Hoa nên trở thành phổ biến.

Phổ Hiền Bồ Tát tượng trưng cho Lý, Ðịnh, Hành; cỡi voi trắng 6 ngà, hầu bên tay phải của đức Như Lai. Voi trắng tượng trưng cho trí tuệ vượt chướng ngại, 6 ngà tượng trưng cho sự chiến thắng sáu căn (6 giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý).

Trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, phẩm thứ 28 – Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát – ngài Phổ Hiền có nguyện với Phật về 500 năm sau có ai thọ trì Kinh Pháp Hoa, ngài sẽ cỡi voi trắng đến hộ trì, không cho ma, quỷ đến não hại.

Ngài dạy rằng nếu chúng sinh nào nghe danh hiệu ngài; thấy và chạm đến thân ngài; hay nằm mộng thấy ngài; hoặc tưởng niệm đến ngài trong một ngày đêm hay nhiều hơn thì không còn thối chuyển. Chúng sinh nào nghe thấy thân ngài thanh tịnh thì tất được sinh trong thân thanh tịnh.

2. Bài Sám Phổ Hiền Thập đại nguyện

a. Sám Phổ Hiền chữ Hán

Đệ tử chúng đẳng, tùy thuận tu tập, Phổ Hiền Bồ-tát, thập chủng đại nguyện:

Nhứt giả lễ kính chư Phật,
Nhị giả xưng tán Như lai,
Tam giả quảng tu cúng dường,
Tứ giả sám hối nghiệp chướng,
Ngũ giả tùy hỉ công đức,
Lục giả thỉnh chuyển pháp luân,
Thất giả thỉnh Phật trụ thế,
Bát giả thường tùy Phật học,
Cửu giả hằng thuận chúng sinh,
Thập giả phổ giai hồi hướng.

b. Sám Phổ Hiền tiếng việt

Nay con lại nguyện tu hành,
Phổ Hiền nguyện lớn sẵn dành mười môn:
Một là nguyện lạy Thế Tôn
Hiện thân trước Phật hết lòng kính tin
Hai khen Phật đức rộng thinh
Lời hay tiếng tốt tận tình ngợi ca
Ba thời sắm đủ hương hoa
Tràng phan bảo cái dưng ra cúng dường
Bốn vì mê chấp lầm đường
Tham sân nghiệp chướng con thường sám luôn
Năm suy công đức vàn muôn
Của Phàm của Thánh con đồng vui ưa
Sáu khi Phật chứng thượng thừa
Pháp mầu con thỉnh đã vừa truyền trao.
Bảy lòng chẳng chút lảng xao
Cầu xin chư Phật chớ vào vô dư
Tám thường tu học Đại thừa
Bao giờ bằng Phật mới vừa lòng con
Chín thề chẳng dám mỏi mòn
Dắt dìu muôn loại đều tròn pháp thân
Mười đem tất cả công huân
Mọi loài cùng hưởng, khắp trần cùng vui
Mười điều nguyện lớn nguyện rồi
Nguyện về Cực Lạc nguyện ngồi tòa sen.

Tâm Hướng Phật!

Bài viết cùng chuyên mục

Niệm Phật xong hồi hướng trước khi ngủ hay và ý nghĩa

Định Tuệ

Nghi thức cầu siêu cho người thân đã mất

Định Tuệ

Cách hành trì pháp môn Tịnh Độ như thế nào?

Định Tuệ

Nghi thức trì tụng Phật Đảnh Tôn Thắng Đà la ni thần chú

Định Tuệ

Nghi thức cầu an – Tụng Kinh Phổ Môn Phẩm PDF

Định Tuệ

Nghi thức phóng sinh đúng Pháp, công đức không thể nghĩ bàn

Định Tuệ

Nghi thức cúng giao thừa và vía Phật Di Lặc

Định Tuệ

Bài cúng ngày giỗ, mùng 1 ngày rằm theo đúng chánh Pháp

Định Tuệ

Nghi thức cúng linh – Nghi thức cúng cơm cho hương linh

Định Tuệ

Viết Bình Luận