Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Trì danh niệm Phật là pháp dễ thực hành, mau đạt thành kết quả

Trì danh niệm Phật là pháp dễ thực hành cho mọi tầng lớp già trẻ, sang hèn… mau đạt thành kết quả, dễ nhất tâm. Nhưng phải trì danh bằng cách nào?

Niệm phật gồm có bốn cách: thật tướng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật, quán tượng niệm Phật và trì danh niệm Phật. Nhưng với thời Mạt pháp hiện tại, chúng sanh phần nhiều chạy theo ngoại cảnh; pháp môn trì danh niệm Phật là hợp cơ hợp thời đối với mọi người.

Trì danh niệm phật là pháp dễ thực hành cho mọi tầng lớp già trẻ, sang hèn… mau đạt thành kết quả, dễ nhất tâm. Nhưng phải trì danh bằng cách nào?

Hằng ngày ta thường xuyên niệm: “A Di Đà Phật” hoặc “Nam Mô A Di Đà Phật” công đức đạt thành không gì khác nhau. Tại sao ta không niệm thêm nhiều danh hiệu của các đức Phật khác mà ta chỉ niệm riêng danh hiệu của Phật A Di Đà? Vì niệm nhiều danh hiệu thì tâm ta sẽ phân biệt và tán loạn, nếu chuyên tâm một danh hiệu của đức Phật thì ta dễ được nhất tâm hơn.

Và ta chỉ chuyên tâm niệm danh hiệu của Phật Di Đà là vì cõi Tây Phương Cực Lạc do thanh tịnh tâm của chúng hội Bồ Tát tạo thành; nên khi ta được sanh vào thì liền được vị bất thối đồng với chúng hội Bồ Tát khác; do công đức thù thắng này mà đức Thích Ca khuyên ta nên niệm danh hiệu Phật Di Đà để cầu sanh về cảnh Cực Lạc.

Chư Tổ sư cũng dạy: “Chuyên tâm niệm Phật vạn người tu vạn người vãng sanh”. Hôm nay, chúng ta niệm Phật sáu chữ hay bốn chữ không có gì khác nhau, nhưng điều chủ yếu là khi niệm mỗi chữ mỗi chữ phải rõ ràng, phải nhất tâm cung kính.

Miệng niệm tai nghe, tâm suy nghĩ từng chữ từng câu cho thật rõ, cứ như vậy mà tiếp tục niệm, từ một câu cho đến ngàn vạn câu cũng đều rõ ràng thông suốt trong tâm.

Ngày nay niệm như vậy, ngày mai cũng niệm như vậy, năm này tháng nọ cũng niệm như vậy, năm tới tháng tới cũng niệm như vậy; cho đến mười năm, hai mươi năm, một trăm năm cũng tiếp tục niệm như vậy không gián đoạn, không thay đổi. Thường xuyên niệm như vậy, tâm không thay đổi mà bảo rằng không được vãng sanh Tây Phương là điều không thể xảy ra.

Chúng ta niệm Phật giống như ăn cơm uống nước hằng ngày. Nếu một ngày ta không ăn không uống thì cơ thể tâm thần ta không được yên ổn. Cũng vậy, chúng ta niệm Phật đến khi nào nếu thỉnh thoảng bị quên không niệm mà cảm thấy thiếu thốn khó chịu như thiếu ăn thiếu uống thì đã có kết quả.

Chúng sanh sanh vào thế giới dục giới này là do chúng ta ghiền ăn, ghiền uống, ghiền tình ái, ghiền tham dục phiền não… nay ta muốn cầu sanh Tây Phương thì phải cai những thứ bệnh ghiền của thế giới Ta Bà không hợp với chúng sanh Tây Phương; vì bệnh ghiền của chúng sanh Tây Phương là ghiền niệm Phật, nghe pháp.

Niệm Phật cầu sanh Tây Phương không phải chỉ niệm một ngày hai ngày, mà phải chuyên cần thường xuyên niệm cho đến ngày lâm chung. Sau khi sanh về Tây Phương thấy Phật nghe Pháp, tiến tu chứng được quả vị bất thối Bồ Tát ở nơi Thường Tịch Quang Độ đồng với pháp thân Chư Phật.

Bây giờ ta có thể ở trong thanh tịnh pháp thân mà thị hiện khắp mười phương thế giới để hoằng hóa cứu độ chúng sanh, trong đó có thế giới Ta Bà mà ta muốn đến. Đừng lo không duyên với thế giới Ta Bà mà hãy lo rằng tự ta niệm Phật không tinh chuyên đến chỗ nhứt tâm.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT – XIN THƯỜNG NHỚ NIỆM

Trích từ sách Niệm Phật Thành Phật!

Tác giả: Hòa thượng Thích Phước Nhơn!

Bài viết cùng chuyên mục

Niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm có thể Minh tâm kiến tánh

Định Tuệ

Ý nghĩa sáu chữ hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật là gì?

Định Tuệ

Làm thế nào để tâm thanh tịnh khi niệm Phật?

Định Tuệ

Mười điều khó ở cõi Ta bà so sánh với mười điều dễ ở Tịnh độ

Định Tuệ

Tín tâm là nhân tố thành tựu đệ nhất

Định Tuệ

Ngũ uẩn hay ngũ đạo

Định Tuệ

Ngũ nhãn là gì? Đại lược về Ngũ nhãn

Định Tuệ

Nhập không, vô tướng, vô nguyện pháp môn

Định Tuệ

Mỗi ngày mười niệm hay một niệm đều có thể vãng sanh là người như thế nào?

Định Tuệ

Viết Bình Luận