Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Tâm phải chế ngự được tham, sân, si, mạn, nghi

Người như vậy mới thích hợp với việc niệm Phật, mới gọi một niệm tương ứng một niệm Phật, mỗi niệm tương ứng niệm niệm Phật.

Không chế ngự được tập khí phiền não, giỏi niệm Phật cỡ nào, một ngày 10 vạn danh hiệu Phập, vẫn là đáng sinh tử như thế nào vẫn phải sinh tử như thế đo, không cách nào khác, niệm Phật không tương ưng.

Một người đừng nói cả đời, mà chỉ nói một ngày thôi, trong một ngày đó đã phạm lỗi miệng chưa, rất khó!

Suốt từ sáng đến tối, có nói dối chăng? Cứ nghĩ xem, có nói dối, hai lưỡi, ác khẩu, thêu dệt chăng? Nếu có nên biết hôm nay đang tạo ác, kì thực, nói thật, mỗi niệm đang phạm cả giết, cướp, dâm, dối, đấy là nói thật.

Thiện nam tử, thiện nữ nhân trong kinh nói, trong Phật pháp đã thanh tịnh ngũ giới, thập thiện, thực sự giữ trọn, làm được, mới được gọi là thiện nam tử, thiện nữ nhân. Vẫn hay phạm ngũ giới, thập thiện, như thế là không được, cách gọi như thế trong Phật pháp, chúng ta không có phần.

Bởi thế học Phật, ít nhất chúng ta phải giữ gìn được, thân không tạo giết, trộm, dâm, dối, uống rượu. Tâm phải chế ngự được tham, sân, si, mạn, nghi.

Phải không chế được tình cảm như oán hận, phiền não, giận dữ, quý vị phải khống chế không để nó phát tác, đấy gọi thực sự tu tập.

Người như vậy mới thích hợp với việc niệm Phật, mới gọi một niệm tương ứng một niệm Phật, mỗi niệm tương ứng niệm niệm Phật.

Không chế ngự được ác nghiệp tập khí phiền não, không thể tương ưng niệm Phật, liệu có mang lại lợi ích chăng? Không thể nói không lợi ích, nhưng lợi ích chỉ ở trong a lại da thức, tập kết chủng tử niệm Phật, lợi ích ở chỗ đó. Quả báo của lợi ích này không phải trong đời này, nói cách khác, đời này vẫn trôi lăn theo nghiệp.

Ngày trước thầy Lí thường nói với chúng tôi, không chế ngự được tập khí phiền não, giỏi niệm Phật cỡ nào, một ngày mười vạn danh hiệu Phật, vẫn là đáng sinh tử như thế nào vẫn phải sinh tử như thế đó, không cách nào khác, niệm Phật không tương ứng.

Trong kinh Phật nói không sai, hạng người nào có thể vãng sinh thế giới Cực lạc? Kinh Di Đà mô tả rất đơn giản, đó là tiêu chuẩn: “Không thể ít thiện căn, phước đức, nhân duyên có thể sinh sang nước đó được”, không phải nói rất cụ thể đó ư?

Thiện căn là gì? Không tham, không sân, không si. Người thực sự cắt đứt tham, sân, si, mạn, nghi, tự nhiên không còn giết, cướp, dâm, dối, uống rượu, đây là thiện căn.

Phước đức là gì? Phước đức là thực sự tin tưởng, thực rõ ràng, thực giác ngộ, y giáo phụng hành.

Hòa Thượng Tịnh Không!

Bài viết cùng chuyên mục

Nếu gặp phải đại tai nạn chúng ta nên làm gì?

Định Tuệ

Cửu phẩm liên hoa là gì? Chín phẩm sen vàng pháp môn tịnh độ

Định Tuệ

Tùy hỷ công đức: Phổ Hiền Hạnh Nguyện thứ năm

Định Tuệ

Công phu là gì? Phục đoạn phiền não là công phu

Định Tuệ

Học Phật càng ngạo nghễ ngã mạn còn chuốc phải ma chướng

Định Tuệ

Ăn cái người không ăn, làm cái người không làm

Định Tuệ

Làm thế nào để giúp người chết siêu thoát, không bị đọa địa ngục?

Định Tuệ

Tu hành có bốn giai đoạn: Học hành thành liễu

Định Tuệ

Đại thiên thế giới là gì? Tiểu thiên thế giới là gì?

Định Tuệ

Viết Bình Luận