Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Tìm hiểu về loài rồng – Long Thần Hộ Pháp

Quan niệm chung của thời đại ngày nay là loài rồng không có thực. Một vài người công nhận huyền thoại về loài rồng thời xưa, rất to lớn và khủng khiếp.

(HT Tuyên Hoá giảng trong Kinh Lăng Nghiêm, quyển VI)

Quan niệm chung của thời đại ngày nay là loài rồng không có thực. Một vài người công nhận huyền thoại về loài rồng thời xưa, rất to lớn và khủng khiếp.

Không có cách nào để nói chắc thật về ý kiến đã nêu trước, nhưng loài rồng có thật. Thế nó ở đâu? Long cung ở dưới biển. “Chúng tôi đã dò thấu chiều sâu, tại sao chúng tôi chưa từng đi qua chỗ đó?” Quý vị sẽ hỏi.

Nếu quý vị tìm ra được chỗ ở của chúng, thì chúng không còn là loài rồng thật, vì rồng là loài linh vật. Nó có thần thông và có thể tự biến mình thành lớn hoặc nhỏ như ý muốn.

Nó có thể tự biến thành lớn như hư không. Nó có thể rút lại nhỏ như vi trần nếu cần. Nó có thể bất ngờ tàng hình, rồi hiện hình lại ngay tức khắc.

Năng lực thần thông cho chúng khả năng tự biến hóa với vô số cách thức. Tại sao chúng có năng lực như vậy mà lại thọ thân súc sanh?

Vì trong những thân tu hành từ đời trước, chúng phát tâm tu tập Đại thừa, nhưng chúng không chịu giữ giới. Chúng thuộc dạng ‘thừa cấp, giới hoãn.’ Chúng rất hờ hững. Vì chúng rất nhiệt tâm với pháp tu Đại thừa–thừa cấp, nên chúng có được thần thông. Nhưng vì chúng không giữ giới, nên chúng bị đọa vào hàng súc sanh.”

(Trích: “Nhân quả phụ giải Lương Hoàng Sám 2″- Tác giả: Quả Khanh. dịch: Hạnh Đoan)

Rồng là một loài vật bí ẩn, thường bị người đời cho là sản phẩm của trí tưởng tượng. Song thực ra không phải, những người có thiên nhãn thông như Đức Phật, các vị Thánh , hay những người tu hành đã khai mở thiên nhãn ngay thời hiện đại này, đều có thể nhìn thấy và tiếp xúc với các loại rồng. Đặc biệt những bậc chân tu thường có rồng theo làm Hộ pháp.

Rồng hộ pháp chưa phải là Phật, Bồ Tát hay Thánh hiền, nên vẫn còn tâm tham, sân, si… rất phân biệt và chấp chước. Nếu thấy người tu không đoàng hoàng thì sẽ nổi lôi đình, sinh tâm sân hận và ra tay trừng trị.

Năm 2002 tôi (Quả Khanh – một cư sĩ có túc mạng thông và thiên nhãn thông) cùng mấy pháp hữu đến một ngôi chùa ở Hà Nam. Nghe người trong chùa kể:

Căn giác nhỏ ở phía sau chùa dành cho khách Tăng du phương đến trú ngụ hay có ma quỷ phá. Nhiều người vào đó ở, nửa đêm thường nghe tiếng đập cửa, họ giật mình thức giấc: Đi ra mở thì thấy không có ai… Còn nữa, đang nằm trên giường thì bị khiêng xuống…khiến họ phát khiếp nên chẳng dám trú ở trong đây… Có người nói việc này là do những vị Tăng quá cố làm ra ! Chùa cũng đã tổ chức đại lễ cầu siêu, nhưng các trò quấy phá này cũng diễn ra như cũ…

Chúng tôi liền đến đấy quan sát thì phát hiện: té ra là các vị Long (rồng) thần hộ pháp đang ở trong đó. Tôi hỏi:

– Là các ông quấy phá bọn họ phải không?

Thần đáp:

– Phải! Tôi rất giận!… Đối tượng tôi phá toàn là những kẻ thọ cúng dường mà không lo tu! Chúng tôi rất tức và không muốn hộ pháp cho họ nữa! Không nói chi xa, ngài thử hỏi họ xem: Hôm qua ngày 19/06 là Lễ vía Bồ Tát Quan Âm, vậy họ đã làm gì, tu ra sao? Toàn là tu qua loa, sống bát nháo hồ đồ, không ra thể thống gì cả!

Tôi bảo:

– Tức giận có ích gì? Không lẽ các ông dọa cho Tăng nhân hoảng sợ chạy hết, khiến chùa không còn ai, là giải quyết được vấn đề hay sao? Từ rày, đừng có phá như vậy nữa!..

Mặc dù Long thần hộ pháp chịu đáp ứng lời yêu cầu, trong chùa không còn xảy ra cảnh quấy phá, nhưng tâm tư tôi bỗng trở nên nặng nề, buồn bã…

Hiện nay thời mạt pháp, chúng ta là đệ tử Phật, không nên mong ngóng cầu thu tiền làm Phật sự, mà nên cầu cho mình: Trì giới tinh nghiêm, oai nghi, chuẩn mực. Được vậy thì tự nhiên sẽ khiến trời, người hoan hỷ, Long thần vui vẻ hộ trì. Nếu không, sẽ bị quỷ thần và Long thần hộ pháp nhìn bằng nửa con mắt coi khinh!

Bất kể Thiện long hay Ác long, đều có tâm sân nhiều hay ít. Ngay tại cửa sông Tiền Đường, hàng năm thường có thủy triều dâng, cuốn đi sinh mạng nhiều người.

Nhớ lại vào năm 1993, xảy ra sự cố đám đông đi ngắm sóng bị thủy triều cuốn mất, chỉ có một người sống sót, được sóng đánh dạt vào bờ.

Lúc đó Quả Lâm (con gái Quả Khanh, cũng có túc mạng thông và thiên nhãn thông) quan sát: Thấy thần thức những người vừa chết này đều ở tại Long Cung và bị trói nằm trên đất. Quả Lâm hỏi Long vương:

– Vì sao bắt họ?

Long Vương thịnh nộ đáp:

– Cho bọn nó sống để tuyên truyền cổ súy chuyện ăn giết dân chúng thủy tộc của ta hay sao? Họ đã ăn vô số loài thủy tộc của ta rồi!

Quả Lâm hỏi:

– Nhưng vì sao Long vương lại cho một người được sống và nổi sóng đưa họ vào bờ?

– Vì người này chỉ ưa tụ tập theo đám đông náo nhiệt ngắm sóng vui chơi, chứ bản thân y hoàn toàn không tạo nghiệp sát. Trên địa cầu sở dĩ xảy ra các tai nạn, sóng thần v.v… thảy đều có liên quan đến việc phóng túng sát sinh, là do những người bị nạn đã tạo nghiệp sát quá nặng. Ai sống ra sao, làm thế nào, liếc qua một cái là thấy ngay!

Trong Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ, Phật đã cảnh báo, nhắc cho chúng ta biết rằng: Ủng hộ thế gian là Thiện Long. Còn chuyện thời tiết có ôn hòa, phong điều vũ thuận hay không, lại tùy thuộc vào Ác long! Chúng nắm quyền cai quản việc này! Thế nên hễ phát sinh gió bão, mưa đá, lốc xoáy, lụt lội thất thường, nguyên nhân chính là do tâm ý, hành vi nhân gian sống ác mà chiêu cảm nên…

Nếu đã thấy rõ điều này rồi, thì mỗi người chúng ta cần nghiêm trì giới luật, tinh tấn tu hành để Thiện Long được tăng thêm thế lực, dễ dàng thuận tiện bảo vệ nhân gian. Chúng ta không nên tạo tội để cho Ác Long đắc thế, vì hễ có được cơ hội chúng sẽ giáng tai họa tràn lan xuống nhân gian (đây cũng giống như ở nhân gian: Hễ du đăng, côn đồ, trộm cướp, ác nhân lộng hành… thì các đảng xã hội đen càng thêm đắc thế, bánh trướng… được dịp tung hoành” làm mưa làm gió” nhiễu hại nhân dân).

Những loài rồng tu hành thì ưa làm Thần hộ trì Phật pháp, rất mến mộ Kinh Phật, vì vậy trong Long cung có chứa vô lượng vô biên kinh Phật, xem ra còn nhiều hơn nhân gian.
Một người nếu chân chánh trì giới tu hành, nhất định sẽ được Long vương, Bát bộ thần chúng bảo vệ hộ trì.

Lúc Ngài Tuyên Hóa ở Đông Bắc từng thu mười con rồng làm đệ tử. Trước đó do đồ đệ Ngài là Quả Thuấn xây đạo tràng tu (gần miếu Long Vương), ngày khánh thành bèn thỉnh Đại sư tới.

Hôm đó có 10 con rồng hiện hình người tới xin quy y, lúc này Đông Bắc đang bị hạn, nên ngài Tuyên Hóa ra điều kiện: Nếu rồng chịu làm mưa thì sẽ quy y cho. Hôm sau quả nhiên trời giáng mưa trừ hạn. Ngày thứ 3 thì 10 con rồng được chính thức quy y , đồng có chung pháp danh “Cấp Tu”.

Từ đó về sau, hễ ngài Tuyên Hóa đi đến đâu thì quyến thuộc rồng đều cung cấp nước cho ngài xài đầy đủ, không bao giờ để cho ngài bị thiếu và không bao giờ lìa xa ngài.

Tâm Hướng Phật/ST!

Bài viết cùng chuyên mục

Học Phật không chịu thiệt thòi thì không học Phật được

Định Tuệ

Quy y Tam Bảo là bước đầu trên con đường về quê hương vô sanh

Định Tuệ

Hãy nỗ lực tu hành rồi hồi hướng công đức cho Oan gia trái chủ

Định Tuệ

Ta bà ha là gì? Ý nghĩa của câu Ta bà ha ở cuối các câu Thần Chú

Định Tuệ

Tuần tự và trạng thái khi bốn đại phân ly

Định Tuệ

Một câu A Di Đà Phật để hóa giải vọng tưởng phân biệt chấp trước

Định Tuệ

Nghiệp sát nặng nhiều bệnh tật, không sát sanh được trường thọ

Định Tuệ

Niệm Phật giùm cho bạn đạo là sai hay đúng?

Định Tuệ

Bố thí ba la mật là gì? Công đức của sự bố thí Ba-la-mật

Định Tuệ

Viết Bình Luận