Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

100 bài kệ niệm Phật và lược giải – HT Thích Thiền Tâm dịch

Dưới đây là nội dung 100 bài kệ niệm Phật và lược giải, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm việt dịch.

100 bài kệ niệm Phật và lược giải
Triệt Ngộ Đại Sư
Thích Thiền Tâm

Hán: 1

Nhứt cú Di Đà
Ngã Phật tâm yếu
Thụ triệt Ngũ thời
Hoàng cai Bát giáo

Việt: 1

Một câu A Di Đà
Tâm yếu của Phật ta.
Dọc năm thời thấu suốt
Ngang tám giáo trùm xa.

Lược giải:

Một câu niệm Phật là tâm yếu của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Tâm yếu, cũng gọi là tông, là yếu chỉ tức sắc tức không của cảnh giới chân tâm, không thể dùng lời nói và tư tưởng để luận bàn suy nghĩ được. Năm thời là: Hoa Nghiêm, A Hàm, Phương Đẳng, Bát Nhã, và thời Pháp Hoa. Tám giáo là: Tạng, Thông, Biệt, Viên, Đốn, Tiệm, Bí mật và Bất định giáo. Dọc là chỉ cho chiều cao thuộc thời gian. Ngang chỉ cho chiều rộng thuộc không gian. Ý nói câu niệm Phật rất mầu nhiệm, về nghĩa lý bao trùm Năm thời Tám Giáo, về cao rộng suốt cả Thời gian, Không gian.

Hán 2:

Nhứt cú Di Đà
Ý chỉ như hà?
Bạn tri âm thường ít
Mộc nhĩ thiên đa!

Việt 2:

Một câu A Di Đà
Ý chỉ diệu bao nhiêu?
Bạn tri âm thường ít
Kẻ tai gỗ riêng nhiều !

Lược giải:

Như bài kệ trên đã dẫn, ta thấy đại khái ý chỉ của câu niệm Phật cao diệu như thế nào! Cho nên Thành Thời Đại Sư đã nói trong một Đề Từ: ” Mà trong A Di hồng danh thâm. Nghìn muôn khôn tìm ra tri âm! Thiên Như lòng từ soi chân đăng. Đưa người mau ra vòng mê lầm…Ôi câu hồng danh mầu thâm xa. Sâu cùng chư tông làng thiền na. Buông ra thâu vào đều như như. Tương tư mơ đầy trời Liên hoa !” Điệu đàn niệm Phật cao siêu mầu nhiệm như thế, trừ ra bậc tri âm, chớ kẻ tai gỗ làm sao nghe thấu? Vì thế nhiều kẻ đã lầm đánh giá Niệm Phật là pháp thấp kém chỉ để cho kẻ ngu dốt, hạng người già cả tu hành. Thất đáng cảm xót vì cảnh ít tri âm, như lời một bậc tiền bối đã than

Nga nga hồi chí tại cao sơn
Dương dương hồ ý tại lưu thủy
Đàn bá nha ít kẻ tri âm
Những nghe qua xót trộm lại đau thầm
Chung Kỳ mất đập cầm không muốn khảy!

Hán 3:

Nhứt cú Di Đà
Đại ý phân minh
Xà sanh cung ảnh
Dược xuất kim bình.

Việt 3:

Một câu A Di Đà
Đại ý thật phân minh
Rắn sanh từ cung ảnh
Thuốc lấy ở kim bình.

Lược giải:

Một người tới nhà bạn thân chơi, cố giao rót trà ra chén mời uống. Lúc ấy vào khoảng đầu đêm, ánh đèn chấp chóa in bóng cung treo gần bên vào chén giống như con rắn đang lăn quăn chao động. Trong lúc không kịp suy nghĩ, người ấy uống vội hết chén trà, rồi chợt sanh lòng nghi là mình đã nuốt con rắn nhỏ vào bụng, nhưng không dám nói. Về đền nhà anh lo sợ, rồi phát bịnh. Sau bạn đến thăm, hỏi biết duyên cớ, mời đến nhà để dĩa đèn và chén trà chỗ cũ, chỉ cây cung treo gần bên, người ấy mới dứt hết mối nghi và lành bịnh. Thuở xưa người Ấn Độ khi luyện thuốc quí, thường dùng gương dầy hoặc ngọc thủy tinh tụ ánh sáng mặt trăng để lấy nước. Luyện xong lại cất thuốc vào bình bạc hoặc bình vàng, cho tăng thêm hiệu lực linh nghiệm. Đây ý nói câu niệm Phật rõ ràng là pháp viên đốn đi thẳng vào chân tâm, ngay lúc niệm Phật tức đã thể hiện Phật tánh, ví như thuốc quí lấy ra từ bình vàng. Kẻ không biết lầm hiểu niệm Phật là pháp Quyền giáo để dứt trừ vọng tưởng, hoặc pháp Tiệm giáo để gieo lần thiện căn. Như thế có khác gì anh chàng lờ lạc nghi ngờ lầm bóng cung là rắn đâu ?
……………..

Bài viết cùng chuyên mục

Vì sao phải siêu độ vong nhân? Phương pháp siêu độ vong nhân

Định Tuệ

Bịa đặt, vu khống thêu dệt và hậu quả phải gánh chịu nặng nề

Định Tuệ

Đoạn được chướng ngại tình chấp mới cảm ứng được với Phật

Định Tuệ

Hộ niệm và khai thị cho người khi lâm chung là rất quan trọng

Định Tuệ

Công đức phóng sinh – Quy y và niệm Phật cho loài súc sinh

Định Tuệ

Thiền xuất hồn là gì? Thiền xuất hồn có trong Phật giáo không?

Định Tuệ

Thu thúc Lục Căn

Định Tuệ

Thiền là gì? Là khi tâm lặng, tinh thần tươi sáng, trí tuệ phát huy

Định Tuệ

Nguy cơ to lớn trong thời Mạt Pháp

Định Tuệ

Viết Bình Luận