Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Người tu hành tự thấy có năng lực nào đó coi chừng tẩu hỏa nhập ma

Người nào tu hành mà tự thấy mình có một năng lực nào đó, có một chứng đắc nào đó thì coi chừng đã bị tẩu hỏa nhập ma rồi.

Người nào tu hành mà tự thấy mình có một năng lực nào đó, có một chứng đắc nào đó thì coi chừng đã bị tẩu hỏa nhập ma rồi. Trong kinh Phật có nói. Nhưng chúng ta đã sinh ra trong thời mạt pháp này, thì căn tánh yếu, tội chướng nặng, không dễ gì đạt được Nhất-Tâm-Bất-Loạn đâu.

Quý vị nên nhớ rằng, nghiệp chướng có kèm theo oan gia trái chủ chướng. Oan gia trái chủ chướng nằm trong nghiệp chướng của mình. Oan gia trái chủ thường thường hay lần theo chọc ghẹo những người có cái tâm cầu Nhất-Tâm-Bất-Loạn.

Mình nói chọc ghẹo là nói cho vui đấy, chứ thật ra là họ quấy phá mình. Họ phá mình dữ lắm! Quấy phá đối với những người không biết tu hành thì dễ, còn đối với những người biết tu hành thì sự quấy phá phải tế vi hơn một chút. Họ phải chờ cho người tu hành đó khởi cái tâm cống cao ngã mạn lên mới có dịp phá được.

– Mình muốn có thần thông, họ cho mình chút xíu thần thông!

– Mình muốn nhất tâm, họ cho mình một chút nhất tâm!

– Mình muốn biết được về đời trước đời sau gì đó, họ có thể giúp mình biết được một chút đời trước, đời sau!

– Mình muốn được tha tâm thông, họ cho mình chút ít tha tâm thông!

Thích thú lắm. Nhờ vậy mà mình thấy hình như thật sự mình có chứng đắc! Nhưng không ngờ, do vậy mà mình sơ ý, thiếu đề phòng mới dễ bị hại.

Ví dụ, như khi ngủ mà mình đóng cửa thì kẻ trộm không vô được, còn mình sơ ý quên đóng cửa, kẻ trộm dễ tìm cách lẻn vào… Kẻ trộm vào nhà mà mình không hay, nhiều khi lại mến thương nó, nuôi nó… Coi chừng một ngày nào đó bao nhiêu tiền bạc, của báu đều bị nó ôm đi hết. Mất tiền bạc, mất của cải thì cũng đỡ đi, coi chừng nó ôm luôn cả huệ mạng của mình kéo xuống những đường ác. Thật quá nguy hiểm!…

Chính vì thế, khi chúng ta nói những lời này là để tự mình cần xác định mình là hàng phàm phu, tội chướng sâu nặng. Khi nhắc nhở mình là phàm phu thì tâm của mình phải hiền lại, tánh của mình phải khiêm nhường và mình không dám rời sự gia trì của chư đại Bồ-Tát, chư Thiên-Long Hộ-Pháp. Nhờ tâm tánh hiền lành này mà các Ngài thương mình, các Ngài không nỡ để mình đi lạc đường vướng phải nạn, nhờ vậy mà ta mới an toàn vãng-sanh về Tây-Phương Cực-Lạc.

Cho nên có thể nói rằng, điểm sơ suất đầu tiên của những người hộ-niệm, cũng như người được hộ-niệm, chính là sự thiếu khiêm nhường. Quý vị cứ để ý coi, một người trước đây chưa biết câu A-Di-Đà Phật, khi gặp câu A-Di-Đà Phật tự nhiên họ phát lòng tin tưởng niệm Phật, họ tu tốt lắm. Nhưng một ít trong số những người tu tốt đó sau khoảng chừng 2-3 năm, 4-5 năm… lại thay tâm đổi tánh. Lúc khởi đầu thì khiêm nhường, nhưng sau một vài năm thì biến thành một người không còn khiêm nhường nữa.

Chư Tổ nói rằng, khi mà ta tự thấy ta có một năng lực gì đó, có chứng đắc gì đó, thì ngay từ giờ phút đó là khởi điểm cho con đường thoái chuyển. Thoái hóa!… Ngài Ấn-Quang dạy như vậy. Ngài Tịnh-Không cũng dạy như vậy. Hầu hết chư Tổ cũng dạy như vậy.

Vì thế khi tu hành với nhau, chúng ta nên thành thật khuyên nhau đừng bao giờ sơ ý móng khởi một ý niệm gì về sự chứng đắc. Thường thường hậu quả của nó không tốt đẹp gì đâu đối với những người nghiệp chướng sâu nặng như chúng ta. Những vị căn tánh cao thượng, những vị đại Bồ-Tát… các Ngài được quyền nói đến vấn đề này. Nhưng xin thưa thực, dù các Ngài được quyền làm như vậy, nhưng các Ngài vẫn phải âm thầm, khiêm hạ, không bao giờ khoe trương ra đâu. Chư vị nên để ý chỗ này. Còn những người thời nay thường khoe những điều này ra, hoặc hơn nữa, mạnh dạn truyền đạt lại những cách công phu tu hành để chứng đắc… Điều này quả thật là sơ ý!… Khi Diệu-Âm gặp những trường hợp đó, chống đối thì xin thưa thật với chư vị là không bao giờ dám chống đối, nhưng làm theo thì cũng thành tâm nói thẳng thắn rằng, không dám theo. Tại sao vậy?… Vì Diệu-Âm vẫn còn là phàm phu. Thật sự như vậy.

Có một lần Hòa Thượng Tịnh-Không nói: “Khi chư vị thấy mình có chứng đắc gì đó mà đi thố lộ ra bên ngoài, thì định lực của chư vị đã tiêu hết rồi”. Một lần khác Ngài nói: “Người nào tu hành mà tự thấy mình có một năng lực nào đó, có một chứng đắc nào đó, thì coi chừng đã bị tẩu hỏa nhập ma rồi”.

Trước đây Diệu-Âm cũng là người hoang đàng, không biết tu hành. Khi bắt đầu tu thì liền thấy có điều hay quá, cũng gặp nhiều cảm ứng tốt lắm. Nhiều khi cũng nghĩ rằng: “Chắc mình đã ngon lắm rồi. (Hì-hì!…). Nhưng sau đó, may mắn gặp được những lời cảnh cáo của các Tổ thì sợ quá, giật mình tỉnh ngộ. Chữ “Tỉnh ngộ” này là tỉnh ngộ của cá nhân thôi, vì mình là phàm phu, tỉnh ngộ theo cách của phàm phu. Nay xin đem cái tỉnh ngộ này, cái giật mình này mà thưa lại với chư vị để chia sẻ một chút kinh nghiệm. Chúng ta cùng nhau cẩn thận, gìn giữ, nhắc nhở nhau cho được an toàn mới tốt…

Một người thực sự đã chứng đắc thì trí huệ đã khai mở, tâm hồn đã thanh tịnh. Một người tâm hồn đã thanh tịnh thì khó mà đi khoe ra lắm. Hiểu được điều này, thì mong chư vị hãy nhớ cho, sở dĩ ta đi về Tây-Phương Cực-Lạc được là chính nhờ ở lòng Chí-Thành, Chí-Kính, Khiêm-Nhường của mình mà được Phật thương. Đây là lời của ngài Ấn-Quang nói. Các vị đại Bồ-Tát thương ta, không nỡ để cho người hiền lành quá này đi lạc đường. Nếu thấy mình có gì sơ suất, thì các Ngài nhắc nhở, các Ngài la rầy… Những lời la rầy này ở đâu?… Ngay trong kinh Phật, ngay trong những lời khai thị của các Tổ đã có sẵn lời răn dạy: “Càng tu càng khiêm cung…”.

Khiêm cung chính là cách giải thoát ách nạn trong đời này đó. Nhờ tính khiêm cung đó, nên dù cho chúng ta tu thật giỏi đi nữa, vẫn giữ được tâm bình lặng. Ví dụ như ngày hôm nay ở đây mình tu được 10 tiếng rưỡi đồng hồ, như vậy là cũng khá đó. Giả sử như mỗi ngày mình tu 10 tiếng rưỡi suốt năm đi nữa, chúng ta cũng đừng nên sơ ý nghĩ rằng, sau 2-3 năm thì nhất định ta sẽ đạt được “Niệm-Phật Tam-Muội”, nhất định ta sẽ tiến tới chỗ “Niệm-Bất-Niệm”, nhất định ta sẽ được cảnh giới “Nhất-Tâm- Bất-Loạn”…

Xin chư vị hãy tự mình răn nhắc lấy điều này, lúc nào cũng nghĩ rằng nghiệp chướng vẫn còn, oan gia trái chủ vẫn ở bên cạnh… Ấy

Trích: SƠ SUẤT CỦA NGƯỜI BỆNH (Tọa Đàm 29) – Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị

Bài viết cùng chuyên mục

Phước báo chúng ta ngày nay hưởng là gì? Từ đâu mà có?

Định Tuệ

Làm sao phân biệt được đâu là Phật đâu là do Ma giả dạng?

Định Tuệ

Từng cúng dường vô lượng chư Phật mới có duyên gặp pháp môn niệm Phật

Định Tuệ

Bát công đức thủy: Nước tám công đức

Định Tuệ

Thế nào mới gọi là tu hành? Tại sao chúng ta tu?

Định Tuệ

Những chướng chướng ngại lớn trong việc tu hành của chúng ta

Định Tuệ

Quán Thế Âm Bồ Tát cứu giúp chúng sanh gặp nạn có trái với nhân quả không?

Định Tuệ

Cúng dường Tam Bảo cần phải có chân thâm và thành tâm

Định Tuệ

Một lần nghĩ lại việc sai lầm là tâm quý vị thêm một lần tạo nghiệp

Định Tuệ

Viết Bình Luận