Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Người Phật tử thọ bát quan trai có lạy bàn vong được không?

Người Phật tử đang thọ bát quan trai dù chỉ trong một ngày đêm cũng không được lạy các bàn thờ vong ở trong chùa. Tại sao không được lạy?

Hỏi: Người Phật tử đang thọ bát quan trai trong ngày, có lạy bàn thờ vong được không?

Đáp: Phật tử đến chùa thọ Bát quan trai giới, tức thọ giới luật tu theo phẩm hạnh cao đẹp của người xuất gia, dù chỉ trong một ngày đêm, thì cũng không được lạy các bàn thờ vong ở trong chùa. Ngoại trừ các bàn thờ của chư vị tôn túc xuất gia. Tại sao không được lạy? Như thế có phải là người Phật tử thọ Bát quan trai giới rồi, sanh cái tâm cống cao ngã mạn khinh người lắm không?

Thưa, không phải như thế đâu, chớ vội lầm hiểu. Người tu hành mà còn có cái tâm ngã mạn khinh người, thì đó là người chưa phải thực sự tu hành. Vì bệnh chấp ngã, chấp pháp, đó là điều tối kỵ trong Phật giáo. Phật giáo chủ trương phá ngã chấp, chớ không bao giờ đề cao cái ngã tướng. Người tu hành mà còn chấp ngã nặng, thì người đó đã tu sai đường lối Phật dạy rồi, cần phải chỉnh đốn chuyển đổi tâm niệm lại.

Chúng ta nên nhớ rằng, Phật nói công đức của người thọ trì Bát quan trai giới trong một ngày đêm, thật vô cùng lớn lao chớ không phải nhỏ. Vì trong thời gian một ngày đêm, họ gìn giữ giới luật oai nghi rất tinh nghiêm. Họ đang thật hành hạnh tu cao cả xuất trần của người xuất gia. Trong khi đó, thì những vong linh kia, là những vị chỉ thọ năm giới, hoặc có khi chưa thọ giới nào. Chúng ta thấy có nhiều người, tuy họ cũng theo đạo Phật, nhưng khi còn sống, họ không chịu quy y thọ giới, đến khi chết, gia đình thân quyến vì thương xót họ, nên mới đem linh cốt hoặc hình ảnh vào trong chùa để thờ. Như vậy, thì làm sao họ có thể để cho một người đang tu hạnh xuất thế đảnh lễ họ? Vì như thế là họ sẽ bị tổn phước rất lớn. Chính vì sợ họ bị tổn phước mà không lạy, chớ không phải những người tu hạnh xuất gia khinh khi coi thường họ mà không lạy. Đó là căn cứ theo giới luật Phật chế mà có sự tôn trọng như thế.

Tóm lại, nguời Phật tử đến chùa thọ Bát quan trai giới, khi cúng vong, thì không nên lạy bàn thờ vong. Chúng ta chỉ nên thành tâm tụng niệm cầu nguyện cho các vong linh sớm được siêu thoát mà thôi. Nếu mọi người đem công đức tu trì Bát quan trai giới của mình mà cùng nhau hướng tâm thành cầu nguyện cho các vong linh kia, tất nhiên họ sẽ nhờ công đức chú nguyện của đức chúng như hải nầy, mà họ chóng được siêu sanh thoát hóa. Việc làm nầy rất hợp với lẽ đạo và cũng rất tốt cho hương linh vậy.

Tỳ kheo Thích Phước Thái!


Bát quan trai giới là gì?

Bát Quan Trai giới là một phương pháp tu hành mà Đức Phật đã hướng dẫn cho Phật tử tại gia. Những người cư sĩ với nhiều điều phải giải quyết trong cuộc sống hàng ngày, khiến đời sống tu tập giải thoát trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Mục đích của việc tu tập Bát Quan Trai là giúp quý Phật tử hiểu được những giá trị đạo đức và áp dụng nó vào cuộc sống đời thường, mang đến nhiều điều tốt đẹp cho bản thân và những người xung quanh.

Ngoài ra, phương pháp này cũng giúp quý Phật tử có cái nhìn rõ hơn về đời sống của một tu sĩ, những phẩm chất, những lý tưởng cao quý mà phát tâm xuất gia để phụng sự nhân sinh.

Bát Quan Trai (tiếng Phạn: Upavasatha; tiếng Pali:Uposatha) theo nghĩa đen là tám điều kiêng cữ, như là tám cửa ải chận đứng các pháp bất thiện. Có nghĩa là trì giới sẽ làm phát triển phần thanh tịnh, những phẩm chất tốt đẹp bên trong.

Phật tử chúng ta ai cũng biết nghĩa hai chữ Hán Việt: Bát là tám, Quan là cửa, còn chữ “trai” hay “chay” nguyên chữ Phạn là Posadha, có nghĩa là khi đã qua giờ Ngọ (12 giờ trưa) thì không ăn nữa.

Giới Bát Quan Trai chính xác được gọi là Giới Cận Trụ, nghĩa là sống gần đời sống xuất gia, gần chùa chiền và gần nơi thanh tịnh. Tập quen với đời sống thanh tịnh để thấy được giá trị cao quý của Phật pháp.

Bát Quan Trai cũng còn gọi là Bát Trai Giới, Bát Chi Trai hay gọi tắt là Bát Giới (tám giới), có nghĩa là tám cửa ngăn cản không làm tội lỗi, tập tu trọn một ngày một đêm trong chùa. Ðức Phật hướng dẫn Bát Quan Trai để cho hàng cư sĩ tại gia thực hành hạnh xuất gia, tập lần xuất gia thật sự.

Tám giới tức là tám điều quy định của nhà Phật, cũng chính là tám giới mà Phật tử sau khi đã thọ lãnh thì giữ không cho phạm, giới là làn ranh giữa thánh thiện va tội lỗi.

Thông thường thì Phật tử hiểu Giới là những điều ngăn cấm, nhưng ý nghĩa chính Giới là phẩm giá của con người. Trì giới tức là giữ gìn cái phẩm chất đạo đức của mình, giữ giá trị con người của mình.

Người Phật tử thọ giới rồi vẫn có thể phạm rất nhiều, nhưng biết là phạm thì phải sửa. Không ai sinh ra mà đi được liền, nhưng bản năng té thì đứng dậy. Vì vậy, từ bước đi căn bản Ngũ giới chúng ta nâng cao lên một bậc nữa là Bát Quan Trai giới.

“Bát” là tám, “Quan” là cửa, cửa ngăn chặn 8 điều tội lỗi. “Trai” nghĩa là khi đã qua giờ ngọ (12 giờ trưa) không được ăn. Vậy “Bát quan trai giới” là sự giữ gìn cho thân tâm được thanh tịnh trong 24 giờ bằng cách ngăn chặn 8 điều tội lỗi:

  1. Không sát sinh;
  2. Không trộm cướp;
  3. Không dâm dục;
  4. Không nói dối;
  5. Không uống rượu;
  6. Không trang điểm, dầu thơm, múa hát và xem múa hát;
  7. Không nằm ngồi giường cao rộng đẹp;
  8. Không ăn quá giờ ngọ;

Đọc thêm: Bát quan trai giới là gì? Ý nghĩa của Bát quan trai giới trong Phật giáo

Bài viết cùng chuyên mục

Giác ngộ giải thoát là cốt lõi của đạo Phật

Định Tuệ

Phim đen là sản phẩm của Ma Vương

Định Tuệ

Bồ Tát Tái Lai

Định Tuệ

Chúng ta muốn cầu vãng sanh thì sự việc lớn trước tiên là phải tiêu nghiệp chướng

Định Tuệ

Phổ Hiền Bồ Tát phát 10 đại hạnh nguyện và nguyện sanh Cực Lạc

Định Tuệ

Nguyện thiết, động lực chính của sự vãng sanh Cực Lạc

Định Tuệ

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni tiếng Phạn và tiếng Việt

Định Tuệ

Phước vô hình nhưng có thể che chở chúng ta qua mọi hoạn nạn

Định Tuệ

Phật A Di Đà có phước báo lớn nhất trong tất cả chư Phật

Định Tuệ

Viết Bình Luận