Tâm Hướng Phật
Lời Phật Dạy

Kinh Vô Lượng Thọ phẩm thứ 18: Siêu thế hy hữu

Kinh Vô Lượng Thọ miêu tả thế giới phương Tây của Phật A Di Đà và dạy con người cách sống thanh tịnh, giữ giới luật và niệm danh hiệu Phật A Di Đà để thoát khỏi nghiệp bất thiện và được tái sinh nơi Tịnh độ của Phật. Dưới đây là phẩm Siêu thế hy hữu.

Phẩm 18: Siêu thế hy hữu

Nước Cực Lạc kia, có các chúng sanh, dung sắc vi diệu, vượt đời hiếm có, đồng cùng một loại, không tướng sai khác, chỉ vì thuận theo, phương tục nên có, các tên trời người.

Phật bảo A Nan: “Ví như thế gian, có kẻ hành khất, nghèo khổ rách rưới, đứng bên cạnh vua, mặt mày hình trạng, đâu thể sánh bằng! Nếu vua so với, Chuyển Luân thánh vương, thì quả quê hèn, giống như hành khất, đứng cạnh bên vua.

Chuyển Luân thánh vương, oai tướng bậc nhất, nhưng nếu so với, vua trời Ðao Lợi, lại xấu xí hơn. Ví như Ðế Thích, đem so sánh với, vua trời Thứ Sáu, dù gấp trăm ngàn, cũng chẳng tương đồng.

Vua trời Thứ Sáu, nếu đem so với, Bồ Tát Thanh Văn, trong nước Cực Lạc, dung nhan tươi sáng, dù vạn ức lần, cũng không bì kịp.

Cung điện chỗ ở, áo quần ăn uống, cũng như cõi trời Tha Hóa Tự Tại, đến như oai đức, giai cấp phẩm vị, thần thông biến hóa, tất cả trời người, không thể đem sánh, trăm ngàn vạn ức, không thể tính kể.

A Nan nên biết, Phật Vô Lượng Thọ, cõi nước Cực Lạc, công đức đoan trang, nghiêm tịnh như thế, không thể nghĩ bàn”.

Mời quý vị đọc trọn bộ Kinh Vô Lượng Thọ tại: Kinh Vô Lượng Thọ trọn bộ file PDF cho bạn đọc tụng

Bài viết cùng chuyên mục

Phẩm thứ 32: Tỷ Khưu Ni Vi Diệu – Hiền Ngu Nhân Duyên Kinh

Định Tuệ

Kinh Kim Quang Minh Quyển 5: Phẩm Nương không đạt nguyện

Định Tuệ

Đức Phật dạy bí quyết để gia đình phát triển hưng thịnh

Định Tuệ

Phẩm thứ 29: Phú Na Kỳ – Hiền Ngu Nhân Duyên Kinh

Định Tuệ

Thực ngũ tân giới – Giới ăn món gia vị cay đắng

Định Tuệ

Kinh Hoa Nghiêm tập 40: Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện

Định Tuệ

Kinh Pháp Hoa: Phẩm An Lạc Hạnh thứ mười bốn

Định Tuệ

Sự tích về Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

Định Tuệ

Phẩm thứ mười bốn: Hàng phục Lục Sư – Hiền Ngu Nhân Duyên Kinh

Định Tuệ

Viết Bình Luận