Tâm Hướng Phật
Nhân Quả

Khuyên đừng giết thú, sát sinh

Đức Phật dạy: “Tất cả chúng sanh từ vô thỉ kiếp đến nay cứ tạo nhân tội ác, ăn thịt lẫn nhau, nên nhận ác quả và trôi lăn luân hồi mãi trong lục đạo để trả nghiệp”.

Đức Phật dạy: “Tất cả chúng sanh từ vô thỉ kiếp đến nay cứ tạo nhân tội ác, ăn thịt lẫn nhau, nên nhận ác quả và trôi lăn luân hồi mãi trong lục đạo để trả nghiệp”.

Nhà bác học Albert Einstein nói: “Không gì đem lại lợi ích cho sức khỏe con người và sự tồn vong của trái đất này bằng việc chuyển hóa sang chế độ ăn chay”.

Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917 – 2014), thọ 97 tuổi, là dịch giả lớn, dịch nhiều bộ kinh Đại Thừa, tinh thông cả Thiền, sau này chủ yếu thực hành và khuyến tấn Tịnh Độ. Hòa thượng nguyên là Chủ Tịch Hội Đồng trị sự Trung ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (1984 – 1992). Trong bài giảng của Ngài ngày 21/08/2005:

“Gần đây, gặp ai tôi cũng thường khuyên đầu tiên nên tránh việc ăn thịt cúng sanh, hễ còn ăn thịt chúng sanh thì không giải thoát được… Chúng ta nghĩ xem, đối trước Tam Bảo mình nói:

– Hàng ngày con ăn thịt chúng sanh, xin cho con giải thoát… Không bao giờ có chuyện đó! Trong pháp môn của Phật, có duyên với pháp nào thì thực hành pháp ấy, nhưng nhớ phải lấy việc tránh ăn thịt chúng sanh làm chính. Tôi thấy mấy năm nay, phong trào ở trong nước cũng như nước ngoài, từ xưa ăn chay mạnh rồi dần yếu đi, rồi dần dần lan rộng vào giới xuất gia lại ăn thịt nữa, vì thành phong trào chung, nên thấy không có tội”.

Đức Phật nói: “Sát sanh là nguyên nhân chính, nặng nhất tạo ra quả sinh tử luân hồi của chúng sanh”.

Các tôn giáo khác trên thế giới cũng răn dạy các tín đồ không được ăn thịt, sát sanh, hại vật:

Trong quyển Sáng Thế Kỉ, quyển đầu của kinh Cựu Ước có đoạn viết: “Chúa phán rằng: Cùng những loài thú khắp nơi trên địa cầu, những nơi có sự sống ta đã ban cho các ngươi đủ loại rau quả và ngũ cốc để ăn, các ngươi không được ăn thịt”.

Cũng theo cuốn Sáng Thế Kỉ, có đoạn nhấn mạnh ”Thịt vốn có máu và có sự sống nên các con không được ăn”.

Cuốn Isaiad có đoạn viết, Chúa phán rằng: “Ta ghét các ngươi cúng dường ta nào là thịt cừu nướng, và thịt của những loài bổ béo khác… Ta không thích máu của những con bò mộng, những con cừu, hoặc các con dê… Vì thế khi các con ngửa tay xin tội, ta đã ngoảnh mặt đi. Khi các ngươi cầu nguyện ta sẽ không nghe, tại vì bàn tay của các ngươi đã vấy đầy máu…”.

Thánh Jerome, người đã dịch Thánh Kinh ra tiếng La Tinh lưu truyền đến nay, đã từng viết: “Các thức ăn chay rất giản dị và rất dễ nấu lại còn rất rẻ tiền. Ăn chay là phương pháp tốt nhất để chúng ta tu niệm, hầu theo đuổi con đường thánh thiện”.

Đạo hồi cũng có tháng ăn chay Ramadan.

Khuyên đừng sát sinh!

Muôn loài nào khác chi ta,
Cũng tìm sự sống, lánh xa tai nàn.
Có cha mẹ, có họ hàng,
Kết bè sinh hoạt, hiệp đoàn tương siêng năng.

Ta đừng giết nó mà ăn,
Cũng đừng bắt nó trói trăn giam cầm.
Bảy câu, chước độc mưu ngầm,
Làm cho chúng nó âm thầm đớn đau.

Lạc bầy, dớn dác xôn xao,
Lại e cái nạn thớt, dao hầu gần.
Mình có thân, nó cũng có thân,
Nuôi mình, giết nó: cán cân công bằng!

Mình lâm cảnh ấy khổ chăng?
Giả như có kẻ cắt phăng chúng mình:
Mẹ, cha, cô, bác thảm tình
Xót xa đã lắm, bất bình biết bao.

Ruột rà ai cắt chẳng đau?
Tình thương ai dứt, cầm lòng sao đang?
Nếu ta suy nghĩ kỹ càng,
Tình này, cảnh ấy rõ ràng tương thân.

Làm người ta có lòng nhân,
Hãy khơi tánh Phật, lần lần sáng ra.
Người cùng muôn vật một nhà,
Ta là anh chị, chúng là đàn em.

Khôn hơn ta phải xét xem,
Trông nom, giúp đỡ đàn em dại khờ.
Khi lâm nạn, chúng bơ vơ,
Mau tay tiếp cứu chớ ngơ mắt nhìn.

Thấy ai giết thác sinh linh,
Lấy lời khuyên giải, dụng tình cản ngăn.
Thú kia nó cũng là thân,
Cũng xương, cũng thịt cũng phần như ta.

Ðánh đau chúng biết kêu la,
Tiếng rên đứt ruột, tiếng la xé lòng.
Tánh linh người vật cùng đồng,
Xuống tay bao nỡ, cầm lòng sao đang.

Thân ta thì muốn cho an,
Mà thân kẻ khác lại toan xéo giày.
Lòng ta muốn tránh nạn tai,
Sao cùng kẻ yếu ra oai dữ dằn.

Nếu ta biết lẽ công bằng,
Biết câu phước tội, biết căn luân hồi.
Chớ nên giết nó đành rồi,
Cũng đừng hành hạ, tỏ lời rẻ khinh.

Chớ cho chúng khổ vì mình,
Mở lòng thương xót tấm hình hài kia.
Ðừng làm chúng nó chia lìa,
Con này xa mẹ, vợ kia cách chồng.

Ðừng bày cắt cổ, nhổ lông,
Việc làm cũng phải dự phòng về sau.
Dây oan ai lại buộc vào,
Kiếp này gây nợ, kiếp nào trả xong.

Muốn cho mình được thong dong,
Ðừng làm kẻ khác khổ lòng làm chi!
Chớ vì một chút sân si,
Mà bao oan trái kéo trì cuốn lôi.

Muốn ra khỏi biển luân hồi,
Quả kia phải hái, xong rồi đừng gieo.
Dừng chân là bóng chẳng theo,
Ngưng tay thì nghiệp chẳng đeo bên mình.

Ai ơi! Nên khá giữ gìn.

Trích Kinh Nhật tụng – Tịnh xá Trung Tâm – Sài Gòn 1974.

Tâm Hướng Phật/St!

Bài viết cùng chuyên mục

Hiểu được nhân quả rồi ta mới thấy sợ cái ý nghiệp của mình

Định Tuệ

Cứu người chính là cứu mình

Định Tuệ

Nghiệp sát sinh chiêu cảm Thiên tai, dịch bệnh

Định Tuệ

Chuyện nhân quả: 4 chuyện về thiện ác nghiệp báo và đầu thai kiếp sau

Định Tuệ

Ngày nay tai nạn rất nhiều, là do nghiệp lực chiêu cảm?

Định Tuệ

Bất hiếu với cha mẹ là tội nặng nhất, phải chịu quả báo vô cùng nặng nề

Định Tuệ

Quả báo đáng sợ của việc câu cá

Định Tuệ

Vì sao niệm Phật vẫn bị đọa lạc nơi ba đường ác?

Định Tuệ

Sự nguy hiểm của những câu nói đùa giỡn

Định Tuệ

Viết Bình Luận