Ngày nay ở ngoại quốc, tôi tin Úc chịu sự ảnh hưởng của người Anh, họ đã nghĩ đến rồi. Giáo dục đạo đức phải bắt đầu dạy từ nhỏ. Mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học đều có môn tôn giáo.
Lần này tôi ở Úc, nghe thấy các đồng tu Úc nói với tôi là chính phủ Úc đã có pháp luật quy định, học sinh đi học ở trường, học sinh tiểu học chỉ cần có vài ba người tin một tôn giáo nào đó thì phụ huynh học sinh có thể yêu cầu nhà trường mời thầy truyền giáo của tôn giáo đó đến dạy cho các em học sinh nhỏ này. Họ hiện nay đã suy nghĩ đến việc này rồi.
Giáo dục tôn giáo bắt đầu từ khi nào vậy? Bắt đầu từ lúc mẫu giáo, bắt đầu từ tiểu học. Thật tuyệt vời, họ thật sự giác ngộ rồi! Họ yêu cầu chúng tôi giúp họ biên soạn giáo trình dạy học tôn giáo cho các em nhỏ. Chúng tôi đã tiếp nhận thông tin này rồi.
Hiện nay giáo trình học ở cấp tiểu học của họ là có một cuốn “Truyện ký Phật Thích Ca Mâu Ni” của Đài Loan in, dùng quyển sách giáo khoa này. Giáo trình để dạy các cháu nhỏ mẫu giáo thì phải lấy tranh ảnh làm chủ, chữ càng ít càng tốt. Triển khai giáo dục đối với các học sinh mẫu giáo.
Ngày nay ở ngoại quốc, tôi tin Úc chịu sự ảnh hưởng của người Anh, họ đã nghĩ đến rồi. Giáo dục đạo đức phải bắt đầu dạy từ nhỏ. Mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học đều có môn tôn giáo.
Bạn tín ngưỡng tôn giáo nào thì có thể mời thầy truyền giáo của tôn giáo ấy đến dạy cho bạn. Đây là điều đáng để chúng ta tôn kính, đáng để chúng ta tán thán, cũng đáng để chúng ta tuyên dương rộng khắp. Cái hay này của người ta, chúng ta phải học tập.
Trung Quốc cũng là quốc gia Phật giáo, nhưng hiện nay vẫn chưa có nghĩ đến việc này. Những quốc gia Cơ Đốc giáo, quốc gia Thiên Chúa giáo, họ đã nghĩ đến vấn đề này.
Hơn nữa, tâm lượng của họ lớn, có thể bao dung, bất luận tôn giáo nào, bất kể bạn tin tôn giáo gì, bạn đều có thể yêu cầu nhà trường mời thầy truyền giáo đến dạy, hoàn toàn không hạn chế sĩ số học sinh, vài ba học sinh là có thể yêu cầu nhà trường mời thầy đến dạy.
Ví dụ như ở trong trường, có mấy em học sinh ở nhà là người học Phật, thì phụ huynh có thể mời Pháp sư đến dạy cho những học sinh này. Chúng ta nhìn thấy rồi, nghe thấy rồi, điều này đáng được chúng ta phản tỉnh sâu sắc.
Thế kỷ sắp tới, sức nước tăng trưởng, sức nước lớn mạnh không phải là do khoa học kỹ thuật, mà do đạo đức. Khoa học kỹ thuật phát triển đến đâu đi nữa, công thương nghiệp phát triển đến đâu đi nữa, mà đạo đức không có, thì giữa người với người, tâm thương yêu không còn nữa, mọi thứ giao thiệp đều lấy lợi hại làm tiêu chuẩn.
Giao thiệp có lợi là bạn bè, còn giao thiệp không có lợi là kẻ địch, vậy có nguy không? Xã hội này sao mà không loạn động cho được? Quốc gia này đã tràn đầy nguy cơ. Nguy cơ không phải đến từ bên ngoài, mà là ở nội bộ. Cho nên thế gian có những người trí tuệ cao độ, những chí sĩ nhân từ đã nhìn thấy chỗ nguy cơ của vấn đề này, lấy giáo dục tôn giáo để bù đắp, để bồi dưỡng giáo dục đạo đức.
Trung Quốc thời xưa, Hán Vũ Đế chính thức dùng “tư tưởng Khổng Mạnh” làm phương châm giáo dục cho quốc gia. Chính sách này mãi cho đến thời Mãn Thanh cũng không có thay đổi, đã liên tiếp thực hiện được 2.000 năm.
Mãi cho đến thời Dân Quốc, một mực học tập theo phương Tây, đem lời giáo huấn của cổ Thánh tiên Hiền vứt bỏ hết rồi. Chúng ta gần một trăm năm nay gặp phải khổ nạn lớn như vậy. Chúng ta phải biết nguồn gốc của khổ nạn từ đâu mà ra. Chúng ta vứt bỏ cách thức thành công của tổ tiên rồi, cho nên mới gặp nạn.
Người Nhật Bản, một quốc gia nhỏ như vậy, nhưng có thể gọi là cường quốc hàng đầu ở trên thế giới là dựa vào điều gì? Dựa vào giáo dục của Nho gia. Chúng ta thì vứt bỏ rồi, còn họ thì đang phụng hành. Họ gìn giữ, không để mất, một mặt theo học khoa học kỹ thuật của phương Tây, cho nên Nhật Bản được xưng là cường quốc đứng đầu thế giới, người phương Tây còn không theo kịp họ.
Chúng ta chân thật là có kho báu, hiện nay người phương Tây đã phát hiện được, họ áp dụng, họ học tập. Nếu như chúng ta vẫn không giác ngộ, vẫn không thể gắng sức đuổi theo thì trong 20 năm, 30 năm sau, họ đều thành công rồi, chúng ta lại sa sút ở phía sau. Đây là điểm đáng để chúng ta cảnh giác. Hy vọng mọi người chúng ta đều có tâm cảnh giác.
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng!
Trích Thái Thượng Cảm Ứng Thiên, Tập 48!