Tâm Hướng Phật
Nhân Quả

Đập chùa phá tượng và những quả báo phải chịu

Luật nhân quả rất công bằng, tuy nhiên vẫn có những người không tin vào báo ứng, thiện ác có báo… nên đã có những hành động không đúng, đặc biệt là những hành động như phá hủy đập chùa, phá tượng và họ đã phải chịu quả báo.

Dưới đây xin trích dẫn lại ba trường hợp bị báo ứng vì vũ nhục và phá hủy tượng Phật trong lịch sử.

QUẢ BÁO VIỆC ÁC HẠI PHẬT PHÁP CỦA VUA CHU VŨ ĐẾ

Theo sử sách Trung Quốc, vào thời Nam Bắc triều, Phật giáo ở Bắc Chu và Bắc Tề đều rất hưng thịnh. Sau khi lên ngôi vua ở Bắc Chu, vua Chu Vũ Đế (543-578), khởi ý nghĩ: “Người xuất gia là không có tài sản, không lao động lại không phải nộp thuế má, làm giảm thiểu đi thu nhập tài chính của quốc gia, ảnh hưởng đến đại nghiệp thống nhất thiên hạ”. Sau đó, ông mới hạ chiếu, đoạn dứt Phật giáo cho đến đạo giáo, tượng thờ, kinh sách đều phải tiêu hủy, bãi bỏ sa-môn (tức là các vị Tăng Ni), lệnh cho tất cả vị đạo sĩ phải hoàn tục.

Nhiều nơi tượng Phật bị nung chảy, Kinh thư bị đốt bỏ, tháp Phật bị phá hủy, chùa chiền trở thành nơi ở của kẻ phàm tục, toàn bộ Tăng Ni bị bắt buộc phải hoàn tục làm dân thường. Và lúc này, có không ít Tăng nhân đã lên kinh thành để bảo vệ Phật Pháp, trình bày lẽ phải trái với Chu Vũ Đế nhưng đều bị nhà vua đàn áp, đuổi đi.

Đến năm 557, sau khi Chu Vũ Đế tiêu diệt nước Bắc Tề thì ông lại ban bố một chiếu lệnh là loại trừ Phật giáo ở nước Bắc Tề khiến toàn bộ chùa miếu bị thiêu hủy. Khi đó, Ngài Hòa thượng Huệ Viễn (vị Tổ sư của Pháp môn Tịnh Độ) đã lớn tiếng lên án hành vi bạo ngược, lại khuyên răn vua Chu Vũ Đế nhưng nhà vua không nghe, vẫn ngang nhiên diệt Phật Pháp.

Kết quả là hơn bốn vạn ngôi chùa ở Bắc Tề trở thành phủ của các vương tôn quý tộc, hết thảy kinh Phật, tượng Phật đều bị phá hủy, Tăng Ni bị bắt hoàn tục, tài sản trong chùa bị đưa vào quan phủ.

Không lâu sau đó, tháng 6 năm 578, vua Chu Vũ Đế mắc phải một căn bệnh rất kỳ quái, toàn thân nổi mụn lở loét thối rữa, không có thuốc gì chữa được. Vua Chu Vũ Đế chết rất thảm, qua đời khi mới 36 tuổi. Con ông lên nối ngôi thì ba năm sau cũng bị diệt, nhà Tùy lên thay thế nhà Chu.

HỒNG MAO PHÁ TƯỢNG PHẬT

Cách đây không lâu, có người bạn đến nhà tôi chơi, trong khi hàn huyên có nói đến một số chuyện trong thôn xưa kia. Trong đó, câu chuyện về Hồng Mao Lý Đan hủy hoại tượng Phật để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc nhất.

Một nhóm quậy phá thừa cơ tập hợp đội ngũ đập phá trong thôn. Phá phách một chặp, bọn họ cảm thấy đập phá, quậy phá nhỏ không ‘đã’, bèn đưa con mắt đến chùa Già Lam ở cuối thôn, dự tính phá tan biểu tượng ‘làm tê liệt linh hồn các bần cố nông’.

Nghe thấy phá hủy chùa, rất nhiều người dân trong thôn đều kinh sợ, tìm đủ các lý do để thoái thác. Các cụ già còn cấm con cháu không được làm những việc mù quáng đại nghịch vô đạo này để tránh bị Trời giáng sét đánh, sau khi chết đọa vào địa ngục vô gián muôn đời không được siêu sinh.

Hôm phá chùa, vì liên quan đến vấn đề lập trường nên phía trước chùa Già Lam có rất nhiều người đến xem. ‘Lãnh tụ phái quậy phá’ liên tục động viên tất cả các thành viên lấy hành động thực tế phá trừ ‘phong kiến mê tín’. Nhưng phí sức nói mãi mà không có người nào ‘dũng cảm’ tiến lên phá hủy ‘tượng Ngài’ (dân địa phương gọi chung tượng Thần, Phật là tượng Ngài).

Đang lúc khó khăn thì một anh chàng độc thân trong thôn là Lý Đan có biệt hiệu là Hồng Mao từ trong ngõ lắc lư đi đến trước mặt mọi người, hò hét muốn nổi đình đám. Trước tượng Ngài cao lớn, Lý Đan gọi đồng bọn đến giúp một tay, nhưng mọi người không những không giúp mà còn lộ ra ánh mắt khinh thường. Cuối cùng, anh ta nghĩ ra cách dùng dây thừng lớn, một đầu buộc lên cổ tượng Ngài, một đầu quấn vào phần bụng của mình. Sau khi đã buộc chặt, anh ta thét to lên một tiếng, đầu và thân tượng Ngài mỗi phần một nơi. Hồng Mao Lý Đan không biết mình đã phạm phải trọng tội ngũ nghịch, vẫn dương dương đắc ý đá đầu tượng Ngài nói: “Đồ chơi này để ta đem về làm bô thì rất hợp đây”.

Được Hồng Mao Lý Đan dẫn đầu, chùa Già Lam trong thôn thờ phụng mấy trăm năm đã biến thành hư vô trong khói bụi.

Hồng Mao Lý Đan khệnh khạng lượn đi lượn lại trong thôn chẳng được bao lâu, báo ứng rất nhanh chóng giáng xuống. Đầu tiên là một con mắt Lý Đan giống như có hạt cát bay vào, mắt chuyển động thì khó chịu khôn thấu, dần dần thị lực giảm, nhìn lờ mờ, nhãn cầu lồi ra. Sau vài tháng, cặp mắt đỏ sưng phồng lên trông như một trái đào chín nát chảy ra nước và mủ, uống thuốc, tiêm thế nào cũng không thấy đỡ.
Trong thời gian hơn một năm cho đến lúc chết, ấn tượng về Hồng Mao Lý Đan của bà con thôn xóm chính là đôi mắt lở loét bốc mùi tanh hôi, to bằng nắm tay trẻ con, nước mắt không lúc nào ngừng chảy.

Cho đến hôm nay, hễ nói đến việc phá hủy chùa Già Lam thì những người có tuổi trong thôn đều đem chuyện Hồng Vệ Binh Lý Đan ra kể, trách anh ta nhiệt tình mù quáng. Cuối cùng các cụ đều không quên chốt lại một câu: Báo ứng.

Thế là tôi lại nhớ đến một câu chuyện phá hoại tượng Phật bị báo ứng.

QUẢ BÁO VIỆC ĐỐT CHÙA, PHÁ TƯỢNG PHẬT

(Phúc Diệu)
Câu chuyện xảy ra vào khoảng rằm tháng 7 năm 2014, tại tịnh xá Liên Hoa, quận 11 – tp. Hồ Chí Minh, tôi đang ngồi tụng Kinh cùng sư phụ. Bỗng có 2 vợ chồng ẵm một đứa nhỏ, tay chân quặt quẹo khoảng 6 tuổi, mặt mũi ngô nghê. Mẹ của bé quỳ xuống bàn thờ Phật và thưa với sư phụ:

– Con không biết làm lỗi gì mà sanh phải một đứa con trai quanh năm nó không cười, không khóc, nằm im một chỗ. Mọi sinh hoạt hằng ngày đều do con làm hết. Ba nó thì đi làm lo cho 2 mẹ con. Cuộc sống gia đình chúng con khổ không sao tả hết!

Sư phụ tôi kêu ẳm bé tới gần sư phụ. Tự nhiên nó khóc thét lên. Khóc như chưa bao giờ được khóc. Ba mẹ nó ngạc nhiên vì từ trước tới giờ nó chưa hề khóc hay cười một tiếng. Sư phụ mới nói rằng:

– Đứa bé này kiếp trước là quân lính. Nghe lệnh vua đốt chùa, đốt kinh đập phá tượng Phật, bắt sư hoàn tục nên kiếp này phải bị như vậy. Không có trí tuệ và phải nằm một chỗ.

Lúc đó tôi mới hỏi thầy:

– Tại sao phải bị như vậy vì nếu không nghe lời vua sẽ bị chém chết? Đáng lẽ ông vua đó bị tội thôi. Người lính ngày xưa có câu “Quân xử thần tử. Thần bất tử bất trung” mà sư phụ, sao người lính cũng bị cộng nghiệp luôn?

Sư phụ mới giải thích cho tôi như vầy:

– Này Phúc Diệu, giả như con đi chợ. Con mua cá nhưng con sợ tội sát sanh. Con nhờ người bán cá làm cá dùm. Người bán cá cũng biết đập đầu con cá là mang tội. Nhưng vì cái nghề kiếm tiền để nuôi bản thân và gia đình nên họ phải làm chứ họ cũng sợ lắm. Cũng giống như anh lính đi lính được vua trả lương nghe theo lời vua làm chuyện có tội thì cộng nghiệp chung. Giống như người ăn cá và người làm cá đều bị tội hết.

Sau đó sư phụ nói với ba mẹ đứa bé:

– Hai vị từ nay hãy ăn chay, làm phước tụng Kinh hồi hướng công đức cho đứa bé này để cho nghiệp của nó tiêu bớt, bệnh tật cũng sẽ từ đây mà tiêu trừ.

Đứa bé bỗng nín khóc. Ba mẹ đứa bé chắp tay cung kính, tin nhận lời sư phụ.

Qua các câu chuyện trên, mong rằng quý vị và các bạn hiểu được nhân và quả là có thật. Từ đó chúng ta nên tin sâu nhân quả, luôn tinh tấn tu tập Phật Pháp tu dưỡng bản thân và gieo trồng những hạt giống thiện lành để không phải nhận quả báo xấu sau này.

Không một ai có thể thoát khỏi dòng nhân quả nghiệp báo, cho dù có trải qua trăm ngàn kiếp đi chăng nữa, chỗ tạo nghiệp không bao giờ mất, khi hội tụ đầy đủ nhân duyên thì quả báo tự mình chịu lấy, dù là quả thiện hay ác, đừng bao giờ vội cho là không có quả báo, chỉ là đến sớm hay muộn mà thôi.

Tâm Hướng Phật/St!

Bài viết cùng chuyên mục

Hết viêm gan nhờ sám hối, trì Diệt Định Nghiệp Đà Ra Ni

Định Tuệ

Siêu độ vong linh cha nhờ tụng Kinh Địa Tạng

Định Tuệ

Chuyện nhân quả luân hồi: Người trở về từ âm phủ

Định Tuệ

Sám hối và cầu siêu oan gia, hết ung thư trong chưa đầy 1 tháng

Định Tuệ

Nghiệp báo là gì? Làm sao để hết nghiệp?

Định Tuệ

Trong các ác nghiệp, chỉ có sát là nặng nề nhất

Định Tuệ

Tụng Chú vãng sanh giúp siêu độ oan hồn vất vưởng

Định Tuệ

Nghiệp báo là gì? Làm sao để hết nghiệp sanh tử?

Định Tuệ

Vợ chồng thường bất hòa, đánh nhau… bởi ân oán từ kiếp trước

Định Tuệ

Viết Bình Luận