“Quy căn kết đỉnh cao thâm sứ, chỉ tại hồng danh nhất cú trung”. Tạm dịch: “Cội nguồn tột đỉnh thâm sâu nhất, chỉ trong một câu hồng danh Di Đà”.
Đại sư Ấn Quang khi nhập thất hơn 30 năm tại Phổ Đà Sơn, chùa Pháp Vũ. Ngài ở trong Tạng Kinh Các đã đọc thuộc hết đại tạng kinh, rồi tổng kết bằng hai câu nói để lại cho chúng ta:
“Quy căn kết đỉnh cao thâm sứ, chỉ tại hồng danh nhất cú trung”. Tạm dịch: “Cội nguồn tột đỉnh thâm sâu nhất, chỉ trong một câu hồng danh Di Đà”.
Câu hồng danh này, ngài Hải Hiền đã âm thầm lặng lẽ chấp trì hết 92 năm, tự tại mà vãng sanh. Từ nơi lão Hoà Thượng Hải Hiền, có phải chúng ta cần phản tỉnh lại tín, nguyện của mình chăng? Tín, nguyện cầu vãng sanh chăng?
Tin sâu, nguyện thiết của ngài là mãn phần, còn ta có đủ điểm hay không? Tâm sanh tử không thiết, lấy đâu ra tín sâu, nguyện thiết?
Không tin sâu nguyện thiết, sao có thể vãng sanh? Bất luận tại gia hay xuất gia, chúng ta nên lắng lòng phản tỉnh, phải phản tỉnh.
Chúng ta gặp pháp môn niệm Phật này lúc 20 tuổi ngoài, năm nay chúng ta đã hơn 30, 40, 50 tuổi rồi. Bao nhiêu năm đã trôi qua, thể lực mỗi ngày một yếu đi, chúng ta vẫn nhất sự vô thành, đạo nghiệp vẫn chưa được gì, lăng xăng bận rộn cả một đời.
Cổ nhân có nói: “Cuộc đời cứ già đi trong bận rộn, mấy ai chịu ngưng trước khi lìa đời”. Đại đa số con người bị già đi trong những chuỗi ngày lăng xăng, bận rộn, không mấy ai nghĩ đến cái chết để sớm buông xả bớt những chuyện của thế gian.
Cứ như thế kia, ta lâm chung sẽ đi về đâu? Việc lớn sanh tử từ vô lượng kiếp đến nay, không phải chỉ hát vài câu Phật hiệu một cách lơ là, hữu khẩu vô tâm mà có thể giải quyết vấn đề.
Phật hiệu của chúng ta thường xuyên bị xen tạp, đánh mất hoặc gián đoạn. Nếu thật sự muốn ngay trong đời này vãng sanh, thì cố gắng ngay nơi tín nguyện mà hạ thủ công phu cho tốt. Muốn tín nguyện vững mạnh, trước tiên phải có tâm sanh tử tha thiết.
Trích từ: Sanh tử tâm thiết trong Khai thị ngắn của Hoà Thượng Tịnh Không!