Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Người gieo nhân lãng phí nước uống sẽ bị quả báo gì?

Có rất nhiều người khi uống nước suối, họ ít có sự quý trọng giọt nước đang có. Vậy người gieo nhân lãng phí nước suối như thế thì sẽ bị quả báo gì?

1. Lãng phí thức ăn nước uống là đang tạo nghiệp gì?

Nếu là người tin sâu lĩnh vực tâm linh thì sẽ thấy “trên đầu ba tấc có thần linh”. Hành vi và suy nghĩ hàng ngày của chúng ta đều được thần linh ghi chép lại. Chúng ta không nên tự cho mình là thông minh mà chẳng tin nhân quả. Những lời Phật, Bồ tát nói ra hết thảy đều chân thực. Có điều chúng ta chỉ mải (phóng dật, hý luận) mà chẳng chịu lắng nghe và làm theo nên nhân quả đắp đổi lần lần mà không biết. Ở đây xin được đề cập (luật nhân quả không phải là của Phật giáo, mà là luật tự nhiên. Đức Phật chỉ là người phát hiện ra sự vận hành của quy luật này).

Thực tế trong cuộc sống ở thời kỳ hiên đại này luôn diễn ra một hiện tượng rất đáng sợ, đó là ăn uống bằng ‘tiền chùa’. Kiểu ăn uống ‘trưởng giả’ này, khiến thức ăn dư thừa ở hầu khắp các bàn tiệc thịnh soạn bị đổ bỏ thật lãng phí vô cùng. Như vậy, mỗi người tham gia ăn uống đều phải gánh chịu nghiệp quả lãng phí đồ ăn. Thử nghĩ xem, sự lãng phí mà những người thường xuyên tham gia những bữa tiệc tùng như vậy tích cóp lại chẳng đáng sợ lắm sao? Như vậy kiếp sống kế tiếp của họ sẽ thế nào, chúng ta có thể ngẫm mà thấy được.

Cổ đức nói, người lãng phí thì (tổn phước) hay phúc đức sẽ tiêu biến rất nhanh. Thấm nhuần đạo lý này, ta thấy trong một số chùa có những người tu hành chân chính khi ăn cơm không dám lãng phí dẫu chỉ là một hạt gạo. Sau khi ăn xong, họ đều dùng rẻ lau sạch chiếc bát hóa duyên; bởi họ nhận sự cúng dường của thí chủ mười phương, nên lãng phí một hạt gạo thì tội chồng chất như núi. Hậu quả thật đáng sợ biết bao! Lẽ nào con người lãng phí ở (nhà mình) lại không phạm nhân quả? Thực tế về sự tiêu giảm phúc báo là không khác.

2. Người gieo nhân lãng phí nước uống sẽ bị quả báo gì?

Có rất nhiều người khi uống nước suối (nước lọc tinh khiết), họ ít có sự quý trọng giọt nước đang có. Khi họ mua chai nước, hoặc được ai đó phát nước cho( như lúc đi máy bay, đi trên xe đò, đi chơi trong các tour du lịch…), thì họ uống vài ngụm, sau đó bỏ luôn cả chai, mà không hề quý tiếc gì cả.

Bỏ lại với chai còn nước như thế, chai nước ấy thường bỏ luôn, chứ người khác không dám uống. Vậy nếu người gieo nhân lãng phí nước suối như thế thì sẽ bị quả báo gì?

Người lãng phí nước sạch với số lượng lớn, với tâm xem thường, thì các kiếp sau có thể sẽ phải tái sinh về các vùng đất mà thời tiết khô cằn, thiếu nước, sau đó họ phải sống trong sự khan hiếm (thiếu) nước sạch. Đây chính là đang trả quả báo của hành động lãng phí nước.

Còn với những người bỏ vài chai nước suối kể trên, thì quả báo của họ trong tương lai có thể một lúc nào đó sẽ bị rơi vào tình trạng thiếu nước để uống.

Ví dụ:

Đang đi trên tàu, sau đó tàu bị chìm, và bị trôi nổi trên biển vài ngày trong sự đói, khát, trước khi được sự cứu trợ, giúp đỡ. Vậy là dù thời gian không quá dài, nhưng người đó cũng đã bị trả quả báo thiếu nước uống do nhân lãng phí nước trước đây.

Tóm lại, quý vị cần nên biết quý trọng từng giọt nước ngọt mà mình đang có. Hãy tìm cách để bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm, và nhớ khi có mua nước uống thì hãy uống hết chai, đừng bỏ phí mà bị quả báo.

Nguồn: Phatgiao.org.vn!

Bài viết cùng chuyên mục

Đả Phật Thất: 7 ngày 7 đêm một câu Phật hiệu không gián đoạn

Định Tuệ

Chướng ngại lưu thông Phật Pháp, quả báo là A Tỳ địa ngục

Định Tuệ

Tích đức lũy công, xả tài làm phước

Định Tuệ

Nguyên nhân niệm Phật tâm tư tán loạn, vọng tưởng tới tấp

Định Tuệ

Lòng tin, cửa vào Tịnh độ: Sự trọng yếu của lòng tin

Định Tuệ

Trong Phật pháp, Thiền Định có thể trở về quá khứ, cũng có thể bước vào tương lai

Định Tuệ

Vì sao hiện tại xã hội động loạn, lòng người bất an như vậy?

Định Tuệ

Tứ Hoằng Thệ Nguyện

Định Tuệ

Mục đích xuất gia là liễu sinh thoát tử, không phải vì hưởng thụ

Định Tuệ

Viết Bình Luận