Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Bố thí với tâm hoan hỉ không mong cầu được đền đáp sẽ hưởng quả báo thù thắng

Chúng ta bố thí, bố thí được rất thoải mái, rất hoan hỉ, rất thanh tịnh, thì tương lai nhận phước, cái phước báo này thanh tịnh.

Ở Singapore có một vị pháp sư hiểu được, Pháp sư Đàm Thiền. Tôi cũng rất lâu rồi không gặp mặt ông. Ngày trước, ông ở Miếu Thần Hoàng bày một nơi mua bán nhỏ, bán nhang đèn, bán giấy tiền. Đời sống của ông trải qua rất thanh khổ. Ông uống nước máy. Tôi đến thăm ông, ông xem tôi như khách, mua một bình nước khoáng để cúng dường tôi. Đây là ông chiêu đãi khách đến. Con người này rất cừ khôi, ở Singapore cũng là nhân vật truyền kỳ. Ông như vậy mà tích lũy nhiều năm, gom được một số tiền, ở các nơi trên thế giới giúp người xây đạo tràng. Số mục của ông quyên hiến đều rất lớn. Sau khi quyên đi rồi quyết định không có hối hận, cũng quyết định không để ở trong tâm, công đức này của ông thì rất lớn. Sau khi quyên đi rồi chỉ nói với người một câu: “Nhân quả bạn chính mình gánh lấy”. Ông giao phó rất rõ ràng: “Tôi quyên cho anh, đây là nhân quả của tôi; tiền này quyên cho anh, anh mang đi dùng thì nhân quả anh chính mình gánh”. Chỉ một câu nói, trong lòng trong sạch, thanh tịnh, không nhiễm một trần, vậy thì chính xác. Đây là chân thật thông đạt Phật pháp.

Năm xưa tôi ở Hoa Kỳ, Cựu Kim Sơn có một Liên Xã Đại Giác, tôi cũng thường hay ở nơi đó giảng Kinh. Khi Liên Xã Đại Giác thành lập, mua một tòa lầu, vào lúc đó dường như là 70 vạn Mỹ kim, Pháp sư Đàm Thiền quyên hiến 40 vạn. Nghe nói Phước Châu có một ngôi chùa Tây Thiền, ông ở chùa Tây Thiền đại khái đã quyên mấy trăm vạn mỹ kim. Bạn xem, vị pháp sư này tâm địa thật thanh tịnh, chân thành thanh tịnh, bình đẳng, từ bi. Ông quyên hiến ra chỉ nói với người một câu: “Nhân quả chính mình gánh”, cho nên cả đời ông làm công đức chân thật. Con người này cũng là Phật Bồ Tát thị hiện, làm ra cho chúng ta một tấm gương, quỹ phạm cụ túc. Chúng ta ngày nay muốn tu bố thí, nhất định phải học lão pháp sư Ngài. Sau khi bố thí ra, vẫn còn thường hay nghĩ đến, tiền này của ta có phải đã bị người lừa đi hay không? Người ta làm thế nào dùng hết? Bạn không bố thí tâm còn thanh tịnh, càng bố thí ngày ngày sanh phiền não, cho nên chỉ được một chút phước, cái phước báo đó vẫn là rất có hạn, hơn nữa tương lai hưởng phước rất khổ cực. Đạo lý của nghiệp nhân quả báo phải hiểu. Chúng ta bố thí, bố thí được rất thoải mái, rất hoan hỉ, rất thanh tịnh, thì tương lai nhận phước, cái phước báo này thanh tịnh. Bạn xem, trong xã hội hiện tại này có rất nhiều nhà người phú quý phát tài to, họ tuyệt nhiên không bận tâm, họ rất dễ dàng có được. Đây là nguyên nhân gì? Ngay trong đời quá khứ tu tài bố thí rất thoải mái, rất hoan hỉ, cho nên phước báo mà họ có được là rất tự nhiên. Có một số người cũng phát tài nhưng rất là khổ cực, rất không dễ gì kiếm ra được, đó là gì vậy? Vào ngày trước bố thí được rất không thoải mái, sau khi bố thí lại hối hận, cho nên hiện tại kiếm tiền rất khổ cực, rất khó. Việc này chính là như vậy. Nhân như thế nào thì được quả báo như thế đó, nhân duyên quả báo không hề sót lọt. Chúng ta hiểu rõ đạo lý này, hiểu rõ chân tướng sự thật này. Cho nên, sau khi bố thí, giống như Pháp sư Đàm Thiền nói, vĩnh viễn không để ở trong lòng. Tương lai nếu ông được quả báo hoàn toàn là tự nhiên, ông tương lai không luận kinh doanh một nghề nghiệp nào đều phát tài to, không cần bận tâm chút nào. Vì sao vậy? Nhân của ông tạo là như vậy, quả cũng như vậy. Những đạo lý chân tướng sự thật này, Phật đều ở trên Kinh nói được rất thấu triệt cho chúng ta nghe. Chúng ta chân thật phải hiểu được, phải thực tiễn vào ngay trong cuộc sống chính mình, biết được chính mình phải làm thế nào.

Pháp bố thí được thông minh trí tuệ. Có một số người trí tuệ cao minh, không luận học bất cứ thứ gì, rất dễ dàng liền học được. Có một số người muốn học một ít thứ, rất khổ cực mới học được. Đạo lý này, ngày trước khi bố thí pháp, bố thí được hoan hỉ, bố thí được thoải mái, tâm địa thanh tịnh không nhiễm, quả báo được thông minh trí tuệ này là rất tự nhiên, rất thù thắng. Học được rất khổ cực, thậm chí còn học không được, quá khứ tu bố thí cũng tu được rất gian khổ, dạy người khác, trong tâm có nghi hoặc, ta dạy tốt họ, họ càng giỏi hơn so với ta, vậy tương lai ta không bằng họ thì làm sao? Khi dạy luôn còn giữ lại một ít, không thể hoàn toàn dạy họ. Cái này tương lai được thông minh trí tuệ thì đã bị trừ đi. Thậm chí sau khi dạy xong rồi lại hối hận, còn muốn nghĩ phương pháp gì để chướng ngại họ, quả báo có được đương nhiên là không như ý.

Chúng ta xem thấy hiện tại có không ít người học Phật, đệ tử của nhà Phật, tại gia xuất gia đều có, đích thực viết ra được một số sách hay, khi in ra lưu thông, phía sau ghi “Bản quyền sở hữu, phiên ấn tất cứu” thì xong rồi, đời này không tệ, thông minh, đời sau được quả báo ngu si. Nguyên nhân gì vậy? Chướng ngại lưu thông Phật pháp. Nhất là in “Đại Tạng Kinh” thì càng to lớn hơn. Nếu như in “Đại Tạng Kinh” phía sau có tám chữ này, đời đời kiếp kiếp ngu si, đầu thai đi đến chỗ nào vậy? Đầu thai đến cõi súc sanh không có con mắt, không có lỗ tai, ngu si. “Đại Tạng Kinh” là chư Phật Bồ Tát lưu lại, làm sao có thể chiếm lấy làm của riêng, “bản quyền sở hữu, phiên ấn tất cứu”? Đây là trộm bản quyền. Cho nên, chúng ta biết được quả báo của họ là vô cùng thê thảm. Đây là nói tâm lượng quá nhỏ, không hề buông xả tự tư tự lợi, không chịu lợi ích chúng sanh.

Chúng ta xem thấy loại tình hình này, chính mình nghĩ tưởng, chúng ta có phạm cái lỗi lầm này hay không? Có thì sửa đổi, không thì khích lệ. Chúng ta xem thấy những đại đức xưa này, xem qua sách xưa, sách xưa không có bản quyền, sách thiện còn đặc biệt khuyến dạy “hoan nghênh phiên ấn, công đức vô lượng”. Chúng ta biết được, pháp bố thí như vậy, đời đời kiếp kiếp được thông minh trí tuệ. Do đây có thể biết, chỉ cần là lợi ích chúng sanh, lợi ích xã hội thì chân thật lợi ích chính mình. Chỉ biết được lợi ích chính mình, chướng ngại xã hội, chướng ngại chúng sanh, chính là thí dụ vừa rồi tôi mới nói, cái tế bào này liền biến thành khối u. Chúng ta học Phật là bắt đầu học từ ngay chỗ này.

Trong vô úy bố thí, quan niệm lý luận rất quan trọng, khiến tất cả chúng sanh được khỏe mạnh sống lâu, khiến tất cả chúng sanh đời sống tốt đẹp an vui. Chúng ta phải thường giữ cái tâm này. Xem thấy chúng sanh hạnh phúc, chúng ta hoan hỉ tán thán. Xem thấy chúng sanh đời sống gian khổ, chúng ta phải tận tậm tận lực mà giúp đỡ họ. Tâm lực của chúng ta không đạt đến, cũng nên giúp họ niệm Phật hồi hướng chúc phúc họ, chúng ta mới có thể được quả báo khỏe mạnh sống lâu.

Tiền của, thông minh trí tuệ, khỏe mạnh sống lâu đều là tất cả chúng sanh mong cầu. “Phật thị môn trung, hữu cầu tất ứng”, không phải Phật Bồ Tát bảo hộ bạn, bạn đạt được rồi, mà Phật Bồ Tát dạy cho bạn đạo lý để cầu, dạy cho bạn phương pháp để cầu, bạn y theo đạo lý phương pháp này mà cầu thì nhất định đạt được. Cho nên, Phật pháp là giáo học. Phật Đà không còn ở đời, nhất định phải từ ngay trong Kinh điển mà học được, tuyệt đối không mê tín. Mê tín là hoàn toàn sai lầm, quyết định không mê tín.

Trích PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 208)
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Thời gian: Khởi giảng năm 1998
Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ
Biên tập: Ban biên tập Tịnh Không Pháp Ngữ
Tâm Hướng Phật/st!

Bài viết cùng chuyên mục

Niệm Phật giùm cho bạn đạo là sai hay đúng?

Định Tuệ

Ngày Vía Quán Thế Âm Bồ Tát là những ngày nào?

Định Tuệ

Ý nghĩa ngày Đức Phật thành đạo

Định Tuệ

Thân thể này không phải là ta, thân cũng không là sở hữu của ta

Định Tuệ

Phải tu như thế nào mới có công đức?

Định Tuệ

Tâm tham luyến mê chấp là trở ngại lớn nhất với sự vãng sanh

Định Tuệ

Thế giới này quá nhiều khổ nạn, Tây Phương Cực Lạc là ao thanh lương

Định Tuệ

Quen nhiều người thì thị phi nhiều, biết nhiều việc phiền não nhiều

Định Tuệ

Trì chú có công dụng gì? Trì chú trước tiên phải chánh tâm thành ý

Định Tuệ

Viết Bình Luận