Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Công đức và lợi ích của pháp tu lạy Phật sám hối hàng ngày

Lạy Phật là một pháp tu đơn giản, rèn luyện được sức khỏe với nhiều lợi ích, làm cho sự lưu thông máu huyết thêm thông suốt, hóa giải được nhiều bệnh hoạn…

Lạy Phật, một pháp tu đơn giản, giúp ta có cơ hội “Quán chiếu nội tâm, triệt tiêu bản ngã và chuyển hóa nghiệp lực của mình” qua đây ta soi rọi lại mình, rèn luyện được sức khỏe với nhiều lợi ích, làm cho sự lưu thông máu huyết thêm thông suốt, hóa giải được nhiều bệnh hoạn…

1. Phật giảng công đức lạy Phật

Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

Thừa sự, lạy Phật có năm công đức. Những gì là năm? Một là xinh đẹp, hai là tiếng hay, ba là lắm tiền nhiều của, bốn là sanh nhà gia chủ, năm là chết sanh lên trời, sanh thiện xứ. Vì sao vậy? Vì Như Lai không ai sánh bằng. Như Lai có tín, có giới, có văn, có tuệ, có sắc thiện thành tựu, cho nên thành tựu năm công đức.

Lại nữa, vì nhân duyên gì lạy Phật mà được xinh đẹp? Chính do vì thấy hình ảnh Phật mà phát tâm hoan hỷ, vì lý do này nên được xinh đẹp.

Lại, vì nhân duyên gì được âm thanh hay? Nhờ thấy hình ảnh Như Lai, đã tự xưng hiệu niệm ba lần, ‘Nam mô Như Lai, Chí chơn, Đẳng chánh giác.’Vì lý do này nên được âm thanh hay.

Lại, vì nhân duyên gì mà được lắm tiền nhiều của? Do thấy Như Lai mà bố thí lớn, rải hoa, đốt đèn và thí những vật khác. Vì nhân duyên này được nhiều của báu.

Lại, vì nhân duyên gì sanh nhà gia chủ? Khi thấy thân Như Lai, tâm không đắm nhiễm, gối phải quỳ sát đất, chấp tay chí tâm lạy Phật, do nhân duyên này sanh nhà gia chủ.

Lại, vì nhân duyên gì thân hoại mạng chung sanh lên trời, sanh thiện xứ? Theo thường pháp của chư Phật Thế Tôn, những chúng sanh nào đem năm duyên sự lạy Như Lai, liền sanh lên trời, thiện xứ. Này Tỳ-kheo, đó gọi là có năm nhân duyên này, lạy Phật có năm công đức.

Cho nên, này các Tỳ-kheo, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào muốn lạy Phật, hãy tìm cầu phương tiện thành tựu năm công đức này. Các Tỳ-kheo, hãy học những điều này như vậy.

Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm Thiện tụ, VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.198)

Hẳn nhiên lễ Phật thì có công đức vì “Như Lai không ai sánh bằng. Như Lai có tín, có giới, có văn, có tuệ, có sắc lành thành tựu”. Nhưng điều chúng ta cần lưu ý là cách dụng tâm, quán tưởng trong khi lễ Phật thế nào để công đức ấy được trọn vẹn, sung mãn? Bởi trong thực tế có khá nhiều người chỉ lễ lạy suông, lạy xong thì một mực cầu xin, khấn nguyện đủ điều theo mong ước của mình mà không lạy đúng như Chánh pháp.

Phật dạy, “thiện nam, tín nữ muốn lễ Phật, nên tìm phương tiện thành tựu năm công đức”. Lạy Phật, thấy Phật dung mạo đoan chánh, tốt đẹp nên sanh tâm hoan hỷ, nhờ công đức hoan hỷ mà mình được phước báo đoan trang xinh đẹp. Lạy Phật, xưng danh hiệu Phật, nhờ công đức niệm hồng danh Phật mà được lời đẹp, tiếng hay. Lạy Phật, học theo hạnh Như Lai “mà bố thí lớn: rải hoa, đốt đèn và thí những vật khác”, nhờ công đức bố thí mà được giàu có. Lạy Phật với tâm buông xả, triệt tiêu ngã mạn, nhờ đó được sanh vào dòng tôn quý. Lạy Phật chí thành và chí kính thì tội diệt phước sanh nên được sanh về cõi lành.

Cho nên, những người con Phật khi lạy Phật cần đúng như pháp. Lạy Phật mà sanh tâm hoan hỷ, biết niệm Phật, siêng bố thí, trừ ngã mạn, chí thành và chí kính thì mới thành tựu công đức, phước báo đầy đủ, trọn vẹn.

Công đức và lợi ích của pháp tu lạy Phật sám hối hàng ngày

2. Công đức và lợi ích của pháp tu lạy Phật

Lạy Phật lợi ích vô cùng
Lưu thông máu huyết khiêm cung tánh tình
Vừa có phước vừa dưỡng sinh
Hàng ngày thường lạy an khinh cõi lòng…

Trong thời buổi hiện đại, với sự tiến bộ của khoa học, trong nhịp sống công nghiệp, máy móc và các tiện nghi vật chất đã thay thế sức người, con người ít vận động, nhưng phải chạy theo nhiều nhu cầu vật chất, nên quay cuồng với bao áp lực, nhất là những vị làm văn phòng và các nghề nghiệp ngồi một chỗ, không có nhiều thời gian để sống thỏa mái với thiên nhiên, khiến tinh thần dễ bị căng thẳng, cơ bắp toàn thân cũng tự nhiên căng cứng theo. Lại thêm vì thiếu vận động, cột xương sống trở nên cứng nhắc, rất khó uốn cong, từ đó các khoản cách giữa các cột xương sống bị chai lì và hẹp lại, đè lên chèn ép các dây thần kinh và mạch máu, khiến cho các chất dinh dưỡng và dưỡng khí không thể đến cung cấp các tế bào trong các cơ quan nội tạng, từ đó bệnh tật dễ phát khởi, tế bào ung thư có nhiều cơ hội phát triển.

Lạy Phật là một pháp tu rất tiện lợi, khỏi cần đến chùa, ở trong phòng tại nhà, nơi vắng vẻ vẫn thực hành được, vừa thanh tịnh được tâm, vừa thể dục dưỡng sinh, giúp cho thân vận động toàn diện, từ đầu, cổ cho đến từng lóng tay, lóng chân, mà đặc biệt nhất là giúp điều chỉnh xương sống, cường hóa nội tạng, tăng thêm tế bào tốt và mang dưỡng khí đến khắp châu thân, giúp cuộc sống có được khoan khoái, an lành hơn.

Cổ Đức có dạy: “Niệm Phật một câu, phước sanh vô lượng, lạy Phật một lạy tội diệt hà sa”. Làm được thân người là phước báu rất lớn, nhưng nghiệp chướng cũng không ít, vì “nhân vô thập toàn”, khi chưa chứng Thánh, thì ‘nhất cử nhất động’ ai ai cũng còn tạo nhiều tội lỗi, vậy cần phải quán chiếu để thấy được lỗi lầm mà thành tâm sám hối, thì mới mong tiêu trừ được tội. Do vậy pháp tu lạy Phật là pháp tu phù hợp, nhiều lợi ích nhất.

Khi lễ lạy chúng ta thực hiện “hồi quang phản chiếu” quay về với “tánh giác” thể hiện được lòng tôn kính và tâm ngưỡng mộ của mình đối với đấng Giác ngộ, hay những bậc Thánh, Thần, Đại ân nhân, thể hiện được lòng biết ơn, đền ơn. Khi lễ lạy, tiêu trừ được lòng tự cao ngã mạn của mình, tức là từng bước “quán chiếu thấy năm uẩn đều không, sẽ qua hết tất cả khổ đau ách nạn”. Khi lạy Phật cúi mình rạp xuống, thể hiện “bội trần hợp giác” hai tay xòe ra đón Phật, lúc đó Phật tánh trong ta hiển lộ, Đức Phật với lòng từ bi vô lượng sẽ thương cảm đến và gia hộ cho ta được kiết tường như ý và phước đức cũng từ đây sinh khởi.

Trong kinh Nghiệp Báo Sai Biệt có dạy 10 Công đức của Lạy Phật:

  1. Tự mình có được sắc thân tươi đẹp nhiệm mầu
  2. Lời mình nói ra ai nấy đều tin.
  3. Đối với mọi người dù ác độc, mình không sợ hãi.
  4. Chư Phật thường gia hộ phò trì.
  5. Tự mình có đầy đủ oai nghi, được mọi người kính mến.
  6. Mọi người thảy đều muốn làm quen giúp đỡ.
  7. Chư Thiên đều yêu kính.
  8. Đầy đủ các điều phúc đức, hưởng mọi thanh nhàn.
  9. Khi chết nhận định được vãng sanh.
  10. Tự mình chứng quả vắng lặng Niết Bàn.

Tâm Hướng Phật/TH!

Bài viết cùng chuyên mục

Người học Phật có nên nấu món thịt mặn cho cha mẹ ăn không?

Định Tuệ

Giới Định Tuệ là gì? Học Phật cần phải tu Giới Định Huệ

Định Tuệ

Công đức là gì? Cái gì gọi là công đức chân thật?

Định Tuệ

Ngàn kinh muôn luận chỗ nào cũng chỉ về kinh Vô Lượng Thọ

Định Tuệ

Mười công đức ấn tống kinh sách, tượng Phật

Định Tuệ

7 cách lạy Phật – Lễ Phật phải xuất phát từ lòng kính

Định Tuệ

Làm thế nào để tạo ra phước đức, sanh phước báu?

Định Tuệ

Trí tuệ của Đức Phật sâu đến mức nào?

Định Tuệ

Khi tu, bạn phải có thái độ vô quái ngại ở mọi nơi, mọi chốn

Định Tuệ

Viết Bình Luận