Khi con đang niệm Phật ở niệm Phật đường thì thường xuyên có rất nhiều ác niệm, ví dụ như khi nhìn tượng Phật thì nghĩ vì sao con lại phải lạy Ngài!
Câu hỏi: Khi con đang niệm Phật ở niệm Phật đường thì thường xuyên có rất nhiều ác niệm, ví dụ như khi nhìn tượng Phật thì nghĩ vì sao con lại phải lạy Ngài! Có khi còn báng Phật, sinh ra niệm dâm, v.v.. thật đáng sợ! Xin lão pháp sư từ bi cứu con.
Đáp: Những vấn đề này không phải một mình bạn có mà rất nhiều người có, vì sao lại có? Đây là tập khí đời trước và đời này đang tác quái. Khi bạn không muốn hàng phục nó thì dường như không có việc gì, thật ra nó đang động mà bạn không chú ý đến.
Hiện tại niệm Phật rồi, muốn tu hành, muốn tĩnh xuống thì nó đột nhiên giống như là xông ra vậy. Phải hiểu rằng bình thường chính là hình dáng này, là do bạn không chú ý đến.
Vừa chú ý đến thì bạn mới hiểu là ở trong đời sống thường ngày, những phiền não tập khí này của chúng ta sâu biết bao, nghiêm trọng biết bao, vậy phải làm sao? Không biết! Đến niệm Phật đường vừa niệm Phật, đang chỉ tịnh thì toàn bộ chạy ra rồi.
Không phải là lúc này mới chạy ra, lúc này mới có. Còn có người không dám niệm Phật. Vậy không đúng, điều đó hoàn toàn hiểu lầm. Bạn niệm Phật tĩnh xuống thì mới phát hiện nó nhiều như vậy, khi không niệm Phật thì nó vẫn nhiều như vậy nhưng không phát hiện ra, phải hiểu đạo lý này. Phát hiện thì phải làm sao? Đừng để ý đến nó, trong Kinh Phật dạy chúng ta như vậy, Tổ sư Đại đức dạy chúng ta đừng để ý đến nó.
Tập trung toàn bộ tinh thần vào câu Phật hiệu, “Nhớ Phật niệm Phật, hiền tiền tương lai, nhất định thấy Phật”. Nhớ Phật là trong tâm nghĩ đến Phật, miệng niệm Phật, thân lạy Phật, vì sao phải lạy Phật? Chính là tiêu trừ những nghiệp chướng này của mình.
Ta không lạy Phật, không niệm Phật thì không cách gì không chế nghiệp chướng này, cho nên đây chính là phương pháp tốt nhất. Nghe Kinh nhiều có giúp đỡ rất lớn với bạn, vì sao vậy? Đoạn trừ nghi hoặc của bạn, nghe Kinh nhiều là rõ lý, nghe Kinh có tác dụng lớn nhất đối với người mới học, chính là đoạn nghi sanh tín.
Nghe Kinh ít thì bạn hoài nghi, tín tâm của bạn không đủ kiên cường, bạn sẽ bị cảnh giới bên ngoài chuyển. Nghe Kinh nhiều rồi thì dần dần hiểu rõ đạo lý, cảnh giới bên ngoài không lay chuyển được, chính bạn mới có thể làm chủ được, không bị ngoại cảnh lay động, bạn mới có thể kiên trì nguyên tắc, mới có thể thành tựu đạo nghiệp.
Trích đoạn trong:
HỌC PHẬT VẤN ĐÁP
Giảng ngày 21 tháng 3 năm 2008
HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI CỦA CÁC ĐỒNG TU
Tại: Hiệp hội Giáo dục Phật-đà Hồng Kông.
TẬP 14
Tâm Hướng Phật/St!