Tâm Hướng Phật
Nghi Thức

Từ Bi Địa Tạng Bảo Sám Pháp PDF – Nghi thức trì tụng

Từ Bi Địa Tạng Bảo Sám là một nghi thức sám hối nghiệp chướng. Dưới đây là nghi thức trì tụng Từ Bi Địa Tạng Bảo Sám Pháp.

Đức Phật dạy“ Trên đời có hai hạng người đáng quý nhất, một là người không mắc phải lỗi lầm gì, hai là người có lỗi nhưng biết sai và sửa chữa”. Ít nhiều chúng ta thường mắc phải những lỗi lầm trong cuộc sống. Nhưng nhận ra lỗi sai và sửa lỗi sẽ khiến chúng ta nhận được sự kính trọng của người khác.

1. Sám hối là gì?

Trong Kinh Pháp Bảo Đàn nói: “Sám giả Sám kỳ tiền khiên, Hối giả hối Kỳ hậu quá”, nghĩa là: Ăn năn lỗi trước, chừa bỏ lỗi sau. Vậy Sám hối đúng nghĩa theo Chánh Pháp là nhận biết được lỗi đã gây tạo, ăn năn sửa lỗi và hứa không làm những điều này về sau.

Sám hối theo nghĩa thông thường là xin lỗi. Xét về mặt xã hội, xin lỗi là một hành vi đạo đức của con người, khi họ đã gây ra những lỗi lầm và muốn được người bị tổn thương tha thứ. Xin lỗi là một hành động được ba mẹ, nhà trường dạy dỗ khi chúng ta còn bé và đó là điều cần thiết trong cuộc sống.

Các bậc Thánh hiền xưa đã dạy rằng: “Nếu mắc lỗi lầm thì công khai nhận lỗi đó, rồi tìm ra biện pháp và quyết tâm để sửa chữa. Thái độ đối với lỗi lầm như thế là thước đo một người chân chính, trung thực đáng cho mọi người tin cậy và kính trọng”.

Thế nhưng con người thường rất e dè trước lời xin lỗi bởi họ bị gắn chặt bởi chấp thủ và chấp ngã. Chấp thủ chính là việc gì cũng cho mình là đúng, người khác sai. Đó còn gọi là tính bảo thủ. Chấp ngã là đề cao cái tôi của mình, dù có biết lỗi nhưng không nhận lỗi vì sợ làm mất giá trị của bản thân, người khác coi thường. Vì thế nên đối với những người này, hai từ xin lỗi thường nặng nề và không được sử dụng đến.

2. Lợi ích của sám hối

Nếu người Phật tử biết sám hối nghĩa là biết sửa đổi, tức nhiên là một người đó có tiến bộ trên con đường tu tập sẽ được những lợi ích thiết thực trong hiện tại cũng như tương lai.

Đức Phật đã dạy trong kinh Trường A Hàm: “Ai biết sửa đổi lỗi lầm thì người đó có tiến bộ trong giáo pháp của Như Lai” và Ngài cũng khẳng định: “Người có lỗi không biết sửa đổi, diệt trừ nơi tự tâm, thì lỗi ấy sẽ đến thân, như nước chảy về biển, dần dần thành sâu rộng ” (Kinh tứ thập nhị chương). Qua đó chúng ta rút ra được những lợi ích như sau:

Mọi hành động trong đời sống không bị sa vào lầm lỡ vì chúng ta đã có ý chí cương quyết biết nhận ra lỗi lầm.

Phẩm giá con người được nâng cao, các hạnh lành càng ngày càng phát triển, vì không tạo nhân xấu trong hiện tại.

Thân tâm luôn luôn nhẹ nhàng vì không lo âu sầu muộn.

Mời quý bạn đọc tụng Từ Bi Địa Tạng Bảo Sám Pháp tại file PDF dưới đây.

[pvfw-embed viewer_id=”3484″ width=”100%” height=”600″ iframe_title=”Tâm Hướng Phật” zoom=”auto” pagemode=”none”]

Bài viết cùng chuyên mục

Kinh Nhật Tụng – Tỳ Kheo Thích Đăng Quang – Sách PDF

Định Tuệ

Sám hối khẩu nghiệp – Hòa Thượng Thích Trí Thoát biên soạn

Định Tuệ

Nghi thức trì tụng Bát Nhã Tâm Kinh đúng pháp đơn giản tại nhà

Định Tuệ

Kinh Sám hối nghiệp sát sanh

Định Tuệ

Nghi thức niệm Phật hàng ngày tại nhà quý Phật tử nên biết

Định Tuệ

Nghi thức cúng giao thừa và vía Phật Di Lặc

Định Tuệ

Nghi thức lễ cúng ngày Đức Phật thành Đạo PDF

Định Tuệ

Nghi thức hồng danh sám hối tại nhà đầy đủ Phật tử nên biết

Định Tuệ

Bài cúng ngày mùng 3 Tết đúng theo chánh pháp

Định Tuệ

Viết Bình Luận