Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Thiên Ma trong đạo Phật: Loại ma có thực, quyền năng cực lớn

Thiên Ma còn gọi là Ma vương, đây là loại ma ở cõi Tha Hóa Tự Tại Thiên. Loại ma này có phước báo, hưởng sự vui mầu nhiệm cao tột của ngũ trần.

Thiên Ma còn gọi là Ma vương, đây là loại ma ở cõi Tha Hóa Tự Tại Thiên, thuộc tầng thứ sáu của trời Lục Dục. Loại ma này có phước báo, hưởng sự vui mầu nhiệm cao tột của ngũ trần. Tự cho đó là cảnh khoái lạc tuyệt đối, nắm quyền hạn về dục nhiễm, không muốn ai thoát khỏi phạm vi ấy.

Thiên Ma là loại ma có thực, quyền năng cực lớn, bao trùm sáu tầng trời cõi dục, nắm quyền sinh sát thế gian. Đây là hạng siêu quyền năng, thân tướng trang nghiêm, xinh đẹp, chớ không phải hạng ma vương tầm thường nơi Địa Ngục mà bạn xem trong sách vở đâu nhé!

Thiên Ma chỉ phá những người tu cao, có định lực. Ở Việt Nam ta có kha khá trường hợp, do không nhận thức được loại ma này, rốt cuộc bị nhập ma, hỏng cả đời tu. Trong đó Trưởng lão T.T.L và Hòa thượng T.T.Th là một điển hình. Đây là hai bậc tu hành giới hạnh, và khá nổi tiếng trong nước, một đã mất và một vẫn còn. Đều bị Thiên Ma não hại, quay lại bài nhân bác quả… thật vô cùng đau xót!

Người tu chơi chơi không nói làm gì. Nhưng kẻ thực tu, giới hạnh tinh nghiêm, nhất định phải đọc phần Ngũ Ấm Ma trong Kinh Lăng Nghiêm để liệu đường mà tránh. Thời mạt pháp, đường tu nhiều hiểm nạn chướng duyên, phải hết sức để tâm lưu ý!

Khi hành giả đạt đến mức tu khá cao, tâm quang phát lộ. Ánh sáng của tâm quang chiếu thấu lên cõi trời Tha Hóa, làm cho cung điện ma rung động. Chúng liền phát giác và vì sợ e cho có người giải thoát, quyến thuộc mình sẽ bị giảm bớt đi, nên tìm cách phá hoại.

Chúng hiện ra nhiều cảnh, hoặc hăm dọa, hoặc khuyến dụ, hoặc giúp cho sức tà định tà trí cùng thần thông cốt để gạt gẫm. Lại thay phiên nhau rình rập không giây phút nào xa rời để chờ cơ hội thuận tiện. Nếu hành giả có một niệm sơ hở, liền bị chúng ám nhập, xúi giục làm những điều trái đạo đức. Đời tu đến đây kể như đã hư tàn.

Hòa Thượng Tuyên Hóa bảo: “Ma vương đến nhiễu loạn tâm người tu đạo thanh tịnh. Vì muốn chiến thắng Thánh nhân và chiếm độc bá một phương, cho nên Ma vương mới gây phiền phức khắp nơi để Thánh nhân phải đầu hàng và quỳ gối xưng thần.

Quý vị nên kiên nhẫn, đừng thối chí và tuyệt đối không được dựng cờ trắng đầu hàng. Quý vị phải phấn đấu cho đến cùng và thắng lợi sau cuối sẽ thuộc về quý vị.

Cho nên nói: “Muốn thành Phật ắt bị ma phá, muốn làm người tốt thời oan nghiệt tìm.” Kẻ không có đủ đức hạnh sẽ tùy theo gió thổi bập bềnh nổi trôi rồi đọa lạc.

Người có đủ đức hạnh sẽ không bị ma vương làm dao động. Tại sao vậy? Bởi đời đời kiếp kiếp họ đã có căn tu hành thâm hậu, thành thử bất cứ ma gì họ cũng không sợ.

Tật xấu mà chúng ta thường hay phạm là thích được người ta tán thán và ưa được tâng bốc. Như khi được người khen một câu thôi là mình đã thấy lâng lâng mê mẩn tinh thần rồi. Vậy làm sao thành được Phật đây? Tự chính mình cũng không biết, không rõ. Nếu có thể giữ giới và tu định, chúng ta sẽ có trí huệ. Khi đã có trí huệ rồi, chúng ta sẽ không động tâm bởi những lời khen chê, phỉ báng.

Nếu ai phỉ báng mình, trong lòng mình cũng không chút gì bực bội; nếu có người khen mình, lòng mình cũng không chút gì mừng vui. Thực ra, sự khen chê hoặc phỉ báng chỉ là những thứ gió của thế gian, gọi là “Tám gió thổi không động.”

Sao gọi là bát phong, tám gió? Đó là xưng, cơ, khổ, lạc, lợi, suy, hủy, dự; tức là: khen ngợi, chê bai, khổ sở, vui vẻ, lợi lộc, suy yếu, hủy báng và danh dự.

Nếu bị tám gió nầy thổi đến mà tâm bị dao động, thế tức là quý vị không có nền tảng vững vàng. Cái gì gọi là nền tảng? Đó là đức hạnh. Người không đủ đức hạnh thì tánh tình rất nóng nảy, vô minh cũng rất nặng nề. Người có đức hạnh sẽ không nóng giận, và có thể biến hóa vô minh thành trí tuệ. Cho nên, chúng ta tu hành là phải lo bồi dưỡng đức hạnh.

Người học Phật phải chú trọng đến đức hạnh và không được làm những chuyện thất đức, vì đó là chân đế của sự tu hành. Muốn tiêu trừ nghiệp chướng, chúng ta phải cúng dường. Vì cúng dường có thể bồi phước, bồi huệ, cho nên chúng ta phải tu đạo, tu đức. Bằng không, dù chúng ta có tu Lục Độ cũng chẳng có tác dụng đâu. Lục độ được lập ra là để cho chúng ta chuyên tu đạo, tu đức. Người tu hành nếu không chú trọng đến đạo đức thì sẽ tạo nghiệp!

Theo Niệm Phật Thập Yếu!

Bài viết cùng chuyên mục

Tích đức lớn lao nhờ ngày đêm niệm Phật

Định Tuệ

Âm đức là gì? Thế nào là làm việc thiện tích âm đức?

Định Tuệ

Hiện tượng duyên âm là gì? Quan điểm của đạo Phật về duyên âm

Định Tuệ

Phương pháp niệm Phật không xen tạp của Ấn Quang Đại Sư

Định Tuệ

Sự mầu nhiệm của việc lạy Phật sám hối đúng cách, thường xuyên

Định Tuệ

Phương pháp hóa giải oan gia trái chủ, yểm bùa, quỷ ghẹo ma ám

Định Tuệ

8 tướng thành đạo của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Định Tuệ

Người học Phật có nên nấu món thịt mặn cho cha mẹ ăn không?

Định Tuệ

Ta bà ha là gì? Ý nghĩa của câu Ta bà ha ở cuối các câu Thần Chú

Định Tuệ

Viết Bình Luận