Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Những lợi ích khi thường niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát

Lợi ích khi niệm danh hiệu Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát là vô biên, không chỉ giúp chúng ta giải trừ được những đau khổ thường gặp trong cuộc sống mà còn có thể giảm trừ tham, sân, si trưởng dưỡng tâm Bồ đề thanh tịnh của chúng ta.

1. Bồ Tát Quán Âm là ai?

Bồ Tát Quán Thế Âm, còn được gọi là Bồ Tát Quán Tự Tại (Avalokitesvara Bodhisattva) chỉ xuất hiện và xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển Đại thừa như Hoa nghiêm, Lăng nghiêm, Pháp hoa, Bát nhã Tâm kinh, Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương, Đại Từ Đà la ni, Chuẩn đề Đà la ni… và rất nhiều các ký, sớ, giải, luận về Bồ Tát. Ngài được xem là vị Đại bi (trong kinh Pháp hoa) nguyện cứu độ tất cả chúng sinh và Đại trí (trong Bát-nhã Tâm kinh) liễu ngộ năm uẩn đều là không.

Các kinh điển trên đều nói đến Bồ Tát Quán Thế Âm với hình tướng nam tính, nam giới chứ không phải nữ giới. Bồ tát tượng trưng cho từ bi và trí tuệ. Ngài nghe hết tiếng kêu khổ, tiếng niệm danh hiệu ngài, tiếng cầu xin ngài để được như ý muốn, được cứu độ khỏi khổ đau, tai nạn…

Bồ-tát Quán Thế Âm được quan niệm là hình ảnh phụ nữ, là mẹ, là Phật… có lẽ dính dáng đến nguyên lý Mẹ mà rất nhiều văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo… theo đó đều có các thánh nữ. Đặc biệt, trong Phật giáo Mật tông Tây Tạng có thờ thánh mẫu Tara gồm nhiều vị. Truyền thuyết cho rằng vị Tara được sinh ra từ nước mắt của Đức Quán Thế Âm; rằng trong kiếp xa xưa, mẹ Tara đã là một vị công chúa quyết tâm tu, quyết giữ hình hài nữ giới cho đến khi thành Phật. Xin nói thêm, thánh nữ Tara còn được hiểu là hàng chục vị, có thể đến hơn một trăm vị, được phân biệt theo màu sắc của các tranh tượng. Tara màu xanh (Lục độ Tara) là vị tiêu biểu nhất.

Trong kinh Pháp hoa, phẩm Phổ môn, nêu rất rõ và rất ấn tượng về ý nghĩa cứu khổ cứu nạn vẫn được coi là tượng trưng cho hạnh nguyện của Bồ tát Quán Thế Âm.

Kinh cho ta thấy Bồ tát Quán Thế Âm là hình tượng nổi bật nhất của Đại Từ Bi; những hóa thân của ngài gồm 33 hay 35 hình tướng để có thể thuận tiện cứu khổ cho chúng sinh. Lòng Đại từ bi ấy có thể xem như lòng mẹ đối với con cái, lại phù hợp với truyền thống của nhiều tôn giáo có một vị nữ được ví như là Mẹ của tất cả: Đức mẹ Kali, Đức mẹ Maria, Đức Mẫu… Do đó, mặc dù Bồ tát Quán Thế Âm có thể hóa thân thành Phật, Bích chi, Thanh văn, Phạm vương, Tự tại thiên, Đại Tự tại thiên, Đại tướng quân, Tỳ sa môn Thiên vương… Tiểu vương, Trưởng giả, Cư sĩ, Tể quan, Bà-la-môn, nam nữ Tỳ kheo… nét nổi bật nhất của hóa thân ngài vẫn là hình ảnh phụ nữ, hình ảnh mẹ hiền.

Kinh điển Đại thừa, đặc biệt là kinh Pháp Hoa, được truyền sang Trung Quốc, các bản dịch chính kinh và phụ kinh của kinh này được phổ biến khá rộng từ năm 255 đến năm 601. Và quan niệm Bồ tát Quán Thế Âm mang hình tướng nữ giới được hình thành dần dần, đến đời Đường (618-907) thì hình tướng này hình như hoàn toàn phổ biến, nhất là trong giới bình dân, tạo thành một tín ngưỡng quan trọng.

2. Ý nghĩa niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm

Bồ Tát Quán Thế Âm không chỉ cứu giúp chúng sinh vượt qua khó khăn hiểm nạn, Ngài còn luôn âm thầm gia hộ cho chúng sinh tiến bước trên con đường cao thượng hướng về giải thoát giác ngộ.

Khi mới bắt đầu tu hành thì Ngài khiến sẽ gặp được Minh sư dẫn dắt, có thiện hữu cùng nhau sách tấn, nếu gặp khúc mắc sẽ có được đúng Pháp thông tỏ, người phát tâm bố thí cúng dường thì Ngài đưa đẩy cho có cơ hội, vào hoàn cảnh phù hợp để làm phước…

Sự gia hộ của Bồ Tát vào tận sâu trong tâm giúp chúng sinh thấy được sự nguy hiểm trong từng lỗi nhỏ nhặt, khi sự việc chưa biểu lộ ra bên ngoài đã sớm phát hiện để suy xét đạo lý mà diệt trừ. Có khi chúng sinh cũng nhận ra tâm mình còn nhiều ích kỷ, tham, sân, dục nhưng chưa đủ ý chí vượt qua, niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm đều sẽ được Ngài gia hộ. Hơn nữa, chính công đức tôn kính bậc Thánh giúp chúng sinh có thêm sức mạnh tinh thần để cởi bỏ được những tập khí xấu còn tiềm tàng dai dẳng.

Niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm mang một ý nghĩa lớn lao trong sự tu hành. Đứng trước khó khăn thử thách, người nào thấy được khả năng của bản thân mình chỉ vô cùng nhỏ bé nên luôn thành tâm xin nhận sự gia hộ là người biết giữ gìn tâm khiêm hạ. Nhờ khiêm hạ nên làm việc gì cũng dễ thành công, gặp nghịch cảnh sẽ mau chóng vượt qua, công phu tu tập được vững vàng ổn định.

Đức Bồ Tát Quán Thế Âm lại hiện thân cho lòng từ bi của chư Phật, vì thế hướng tâm về Ngài cũng có nghĩa là đang huân tập lòng từ bi bao la. Khổ đau khởi nguồn từ ích kỷ. Khi khổ đau, chúng sinh thường chỉ nghĩ đến bản thân mình “làm sao cho hết khổ” nên không thể thoát ra. Nhưng trong chính cái khổ, chúng sinh nào khởi được tâm từ bi, có thể trải tình thương yêu rộng lớn đến tha nhân thì chắc chắn nỗi khổ sẽ vơi. Đó là ý nghĩa lớn rộng của việc “Niệm Bồ Tát Quán Thế Âm độ thoát khổ đau”.

Hạnh của Bồ Tát Quán Thế Âm là “sự lắng nghe” trong thanh tịnh. Thế nhưng, tu tập theo hạnh của Ngài không có nghĩa là để tâm cuốn theo những âm thanh bên ngoài mà là tỉnh giác lắng nghe nội tâm của chính mình. Tâm thức của chúng sinh luôn xao động với những suy nghĩ vẩn vơ, tình cảm, suy tính, những vọng tưởng vi tế không ngừng khởi lên giống như trăm nghìn gợn sóng lăn tăn.

Khi biết lắng nghe, chúng sinh sẽ thấy rõ được vọng tưởng, rồi kiểm soát tâm mình sao cho giữ được sự lắng yên bất động. Đó tức là đang thực hành thiền định, chính là một ý nghĩa sâu xa của việc trì niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm.

Những lợi ích khi thường niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát

3. 16 lợi ích khi thường niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát

Bồ Tát Quán Thế Âm là một vị Bồ Tát tìm âm thanh để cứu khổ, và là vị Bồ Tát được sùng kính nhất trong Phật giáo. Rất nhiều Phật tử thường niệm thánh hiệu Quán Thế Âm để cầu xin Bồ Tát gia hộ độ trì. Dưới đây là những lợi ích khi niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát:

1. Không còn tánh tham

Vì Bồ-tát sẽ giúp cho bạn nuôi lớn lòng từ, hành pháp bố thí, khiến cho bạn lúc nào cũng muốn dâng tặng cho người khác chớ không có ý tước đoạt tài vật của người.

2. Không còn sân giận

Vì Bồ Tát sẽ giúp cho bạn có lòng Từ Bi và Trí Tuệ rộng lớn. Có Từ Bi bạn sẽ thông cảm và hiểu cho hoàn cảnh của người mà không sân. Có Trí Tuệ bạn sẽ hiểu được thế gian là vô thường, vạn vật là do duyên sanh, nên nó có đến hay mất đi bạn cũng không giận.

3. Không còn si mê

Vì Bồ- tát sẽ giúp bạn khai mở trí tuệ thanh tịnh. Có trí tuệ bạn sẽ hiểu được lý duyên sanh, có hợp có tan, bạn sẽ không chấp trước hay luyến ái một người hay sự vật nào đó.

4. Không sợ mình bị đọa vào ba đường ác nữa

Khi bạn thường niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, bạn sẽ không sợ mình bị đọa vào ba đường ác, vì bạn đã đoạn trừ ba độc tham sân si.

5. Không còn bị những bệnh nan y

Dù có mắc chứng bệnh nan y cùng vô số bệnh khác đi nữa, bạn cũng sẽ được khỏi. Vì trong Ngũ Bách Danh có tán thán đức hiệu Ngài: “Không bị chết vì bệnh ác triền thân”.

6. Không còn bất cứ, sự đau khổ nào nữa

Vì trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Phẩm Phổ Môn đức Phật Thích Ca có dạy: “Nếu có vô lượng trăm ngàn muôn ức chúng sanh chịu các khổ não, nghe đến danh hiệu Quán Thế Âm Bồ-tát đây, dốc lòng xưng niệm danh hiệu, thì tức thời Quán Thế Âm Bồ-tát sẽ tìm theo tiếng kêu cứu đó mà cứu thoát.”

7. Cầu con trai hay, con gái chi cũng đều được toại ý

Sanh con trai có phước đức trí tuệ, con gái thì đoan chánh xinh đẹp. Vì trong Phẩm Phổ Môn Ngài Quán Thế Âm đã phát thệ nguyện đó.

8. Cảm thấy yên tâm trong bất cứ hoàn cảnh nguy nạn nào

Dù bạn ở trong bất cứ hoàn cảnh nguy nạn nào, bạn cũng sẽ cảm thấy yên tâm không còn chút sợ hãi nào. Vì năng lực của Bồ- tát sẽ che chở làm cho bạn cảm thấy vững lòng, do được năng lực này nên trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, phẩm Phổ môn có khen tặng đức hiệu ngài là “Thí Vô Úy”.

9. Được phá trừ nghiệp chướng trọng tội

Giả sử như trong đời này bạn bị nghèo thiếu, cửa nhà bất hạnh, sống trong khổ sở, bị người khinh bỉ cười chê…

Do các nghiệp ác đời trước chiêu cảm lấy quả báo hiện tại, nhờ vào bi nguyện độ sanh và năng lực tự tại rộng lớn của ngài, bạn sẽ không còn bị các khổ đó nữa. Vì ngài có năng lực “Phá trừ các nghiệp chướng trọng tội”.

10. Được toại như sở nguyện

Giả sử như trong đời này, vì nhu cầu sống, bạn cần cầu tiền của, nhà cửa, lợi lộc, công danh sự nghiệp v.v… Bạn cũng sẽ được toại ý, vì ngài có năng lực “Làm thỏa mãn các điều mong cầu”.

Chẳng những thỏa mãn về giàu sang, danh lợi mà ngài còn phương tiện dẫn dắt bạn tu phước, tu tuệ. Vì bổn nguyện của ngài rốt ráo là muốn cho chúng sanh được “Đại an lạc giải thoát”.

11. Không còn chịu quả báo đau khổ trong các đường ác

Bạn sẽ không còn, phải chịu quả báo đau khổ trong các đường ác như địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh cùng các khổ sanh già bệnh chết. Vì trong Phẩm Phổ Môn Ngài có lập thệ nguyện: “Các loài trong đường dữ: Địa ngục, quỷ, súc sanh; Sanh, già bệnh chết khổ, lần đều khiến dứt hết.”

12. Không sợ quỷ dữ, tà thần, tà thuật làm hại

Bạn sẽ không lo sợ bị các ác quỷ, tà thần cùng các loại tà thuật li mị võng lưỡng làm hại; những bùa chú, độc dược cũng không thể làm thương tổn đến bạn. Vì Bồ- tát có năng lực hàng phục các thiên ma, chế ngự các ngoại đạo.

13. Được Chư Thiên và các vị Thiện Thần bảo vệ

Bạn sẽ được chư thiên cùng các vị thiện thần thường ngày đêm bảo vệ bạn không cho những điều ác xâm tổn đến. Vì Bồ- tát có uy đức rất lớn, có nhiều quyến thuộc là chư thiên, thiện thần, họ sẽ vì kính phục uy đức của Bồ- tát mà đến bảo vệ bạn.

14. Được sanh về trong cõi Phật mười phương

Nếu bạn muốn sanh về bất cứ cõi Phật nào trong mười phương, bạn cũng sẽ được toại ý. Vì ngài có năng lực thần thông tự tại, bi nguyện rộng khắp, phát thệ nguyện tiếp độ tất cả chúng sanh.

15. Giải oan gia thích khiết từ nhiều đời trước

Bạn sẽ giải trừ được những oán kết từ nhiều đời trước, oán gia trái chủ kết nghiệp sẽ không còn theo báo thù bạn nữa. Vì ngài có đức hiệu “Chúng oán tất thoái tán” nghĩa là các oán thù thảy đều lui tan.

16. Được công đức vô lượng

Hoặc giả là bạn nghe đến danh hiệu ngài, thấy được thân tướng của ngài, lòng nghĩ tưởng đến ngài, công đức sẽ không luống mất, sau này nhờ đó mà bạn sẽ không bị khổ não nơi các cõi. Vì trong phẩm Phổ Môn có nói: “Văn danh cập kiến thân, tâm niệm bất không quá, năng diệt chư hữu khổ”.

Tâm Hướng Phật!

Bài viết cùng chuyên mục

Tuyển tập các bài Phục nguyện sau khi tụng kinh

Định Tuệ

16 điềm lành vi diệu lúc Đản sinh của Đức Phật

Định Tuệ

Sự thiết yếu của việc niệm Phật cùng Tham thiền

Định Tuệ

Kinh Lăng Nghiêm là cốt tủy của các bộ kinh

Định Tuệ

Không đợi đến chết rồi mới bị đọa, không cần chết rồi mới siêu

Định Tuệ

Tích đức lũy công, xả tài làm phước

Định Tuệ

Lấy sáng suốt để giác ngộ, lấy định tĩnh để giải thoát

Định Tuệ

Bồ Tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả nên hiểu thế nào?

Định Tuệ

Phương pháp cúng dường đúng pháp, sanh phước báu

Định Tuệ

Viết Bình Luận