Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Người thế gian khổ đến cùng cực

Vào hiện tại trước mắt chúng ta, người thế gian khổ đến cùng cực, đó là việc chúng ta cần phải nên biết, hay nói cách khác, ngày nay chúng ta là ở trong đêm trước của đại tai nạn kéo đến.

Vào hiện tại trước mắt chúng ta, người thế gian khổ đến cùng cực, đó là việc chúng ta cần phải nên biết, hay nói cách khác, ngày nay chúng ta là ở trong đêm trước của đại tai nạn kéo đến. Làm sao biết được? Chúng ta tỉ mỉ mà quan sát, Đại Sư Ấn Quang ở đầu năm dân quốc, mọi người đều biết Ấn Tổ là Bồ Tát Đại Thế Chí ở Thế giới Tây Phương Cực Lạc tái sanh.

Hai bên A Di Đà Phật có hai vị Bồ Tát trợ thủ cho Ngài, hỗ trợ cho Ngài là Quán Thế Âm và Đại Thế Chí. Quán Âm chủ đạo “từ bi”, Đại Thế Chí chủ đạo “trí tuệ”, vậy thì Đại Thế Chí là một vị Bồ Tát có trí tuệ bậc nhất.

Việc này ngày trước tôi có giới thiệu qua với các vị, trong Phật pháp Đại thừa, thông thường là lấy Bồ Tát Văn Thù đại biểu cho trí tuệ. Bồ Tát Văn Thù biểu thị trí tuệ là “học rộng nghe nhiều”, là trí tuệ phổ thông thông thường. Trí tuệ mà Bồ Tát Đại Thế Chí đại biểu là “một môn thâm nhập”.

Hai vị đều rất hay. Trí tuệ của Bồ Tát Văn Thù phải là người nào học? Thượng căn lợi trí, người căn tánh thượng thượng có thể học, người hạ hạ căn thì không được, bạn không có được năng lực này. Trí tuệ của Bồ Tát Đại Thế Chí đại biểu “trùm cả ba căn, ngu khôn đều thâu”, người hạ hạ căn cũng có thể học, một môn thâm nhập. Một môn thông rồi thì mỗi môn đều thông, cho nên thành tựu của họ ở kết quả thì không khác gì với Bồ Tát Văn Thù, nhưng thủ pháp thì hoàn toàn không như nhau, chúng ta phải hiểu được ý này.

Đại Sư Ấn Quang thị hiện ở đầu năm dân quốc, Ngài biết được thế gian này sẽ có tai nạn, dùng phương pháp gì để cứu? Dùng Phật pháp không được, vì Phật pháp mọi người không tin, cho rằng đó là mê tín, hơn nữa văn tự Kinh điển trúc trắc, người thông thường không dễ gì hiểu được.

Dùng những đạo lý này của nhà Nho để cứu thế gian này cũng không còn kịp, nhà Nho gọi là “mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”. Nho – Phật tuy là tốt nhưng không cách gì cứu kịp, cho nên Đại Sư Ngài chọn lấy “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên”, “Liễu Phàm Tứ Huấn”, “An Sĩ Toàn Thư”, dùng ba loại sách này để cứu vãn xã hội hiện thực của chúng ta. Việc này rất là đạo lý, trí tuệ chân thật.

Nguyên lý của ba loại sách này chính là nhân quả. Cho nên ở trong kiếp nạn sắp đến, mọi người không tin đối với Nho, không tin đối với Phật, không tin đối với thánh hiền, tùy tiện làm càn. Trong tình hình này, chỉ duy nhất còn có thể bảo họ nghe lọt vào tai là “Nhân quả báo ứng”. Đó là chân tướng sự thật, cho nên Đại Sư Ngài cả đời cực lực đề xướng nhân quả, chọn lựa ra ba loại sách này.

Ba loại sách này chúng ta mở ra xem, xem bản thân của mỗi chúng ta, lại xem qua những người chung quanh, những gì trong ba loại sách này đã nói, có câu nào bạn làm được, có câu nào bạn hủy phạm? Chúng ta tỉ mỉ mà quan sát, mới phát hiện có rất nhiều người, những tội hành nghiệp nhân đã nói ở trong đó gần như hoàn toàn phạm phải, vậy có thể được sao?

Đa số người đều phạm thì tạo thành cộng nghiệp chiêu cảm. Ngày nay, toàn thế giới tai biến, trước khi đại tai biến này đến gần, hiện tại chúng ta muốn đem nó tiêu diệt thì không dễ dàng. Nếu như muốn nó chậm lại một chút, giảm nhẹ đi một chút, hoặc là lùi về sau một chút, thành thật mà nói, vẫn còn có thể làm được.

Cách làm thế nào vậy? Lòng người phải giác ngộ, lòng người phải hồi đầu, mọi người biết được lợi hại được mất, chúng ta chân thật có thể xả bỏ lợi ích của riêng mình, phải quan tâm đến lợi ích của xã hội đại chúng. Trước tiên phải có ý thức này, có quan niệm lý luận này, sau đó giảm nhẹ tham-sân-si-mạn của chính mình, chú trọng luân lý đạo đức thì kiếp nạn này liền có thể kéo chậm lại, kiếp nạn liền có thể giảm nhẹ. Tóm lại, mọi việc tùy thuộc ở sự chuyển biến của lòng người, cho nên Ấn Tổ dùng pháp dược này để giúp chúng ta vượt qua ải quan trước mắt.

Tín đồ Cơ Đốc phương tây thường nói: “Năm 1999 là ngày tàn của thế giới”. Lời nói này đã được nói rất lâu rồi. Chúng ta nghe ra cũng cảm thấy lời của họ nói không quá đáng chút nào, thế nhưng nhìn vào dấu vết hiện tại này, lại dường như năm tới không dễ gì vượt qua.

Mấy năm gần đây vì sao tai nạn lần sau luôn kéo dài hơn lần trước, lần sau nghiêm trọng hơn lần trước? Dường như giống như là ý này đã nói. Thế nhưng họ nói là “ngày tàn thế giới” thì người học Phật chúng ta không thừa nhận, vì sao vậy? Thích Ca Mâu Ni Phật nói với chúng ta, Mạt Pháp của Phật là 9.000 năm. Đây là theo cách tính của người nước ngoài, không phải tính theo cách của người Trung Quốc. Trong lịch sử Trung Quốc ghi chép, Thích Ca Mâu Ni Phật diệt độ đến hôm nay là ba ngàn không trăm hai mươi mấy năm, một vạn hai ngàn năm, về sau còn có 9.000 năm nữa, ngày tháng còn rất dài, không phải là thế giới ngày tàn, có thể có một chút tai nạn, nhưng quyết định không phải là thế giới ngày tàn.

Ngày trước tôi thân cận Đại Sư Chương Gia, Đại Sư Chương Gia nói với tôi, thời kỳ Mạt Pháp 9.000 năm, pháp vận của Phật cùng thế vận đều có cao thấp trồi sụt, hay nói cách khác, có khi thì tốt, cũng có khi thì xuống thấp, vậy thì năm tới lùi về sau mấy năm có thể là vận thế xuống thấp, nhưng không phải ngày tàn. Đó là Phật nói, chúng ta phải an tâm, thế nhưng trong lòng chúng ta phải có sự chuẩn bị, quyết định đoạn ác tu thiện; người khác làm hay không làm chúng ta không quan tâm, chúng ta nhất định phải làm từ bản thân mình, đó là việc vô cùng quan trọng.

Ở trên Kinh Phật rõ ràng nói với chúng ta, trong cộng nghiệp có biệt nghiệp, trong “Kinh Lăng Nghiêm” nói “có cộng nghiệp, có biệt nghiệp”. Nếu như biệt nghiệp của chúng ta thù thắng, ở trong cộng nghiệp vẫn có biệt báo, khi tai nạn lớn đến, cũng có một số chúng sanh có thể tránh khỏi. Việc tránh khỏi này không cần khắc ý đi tìm nơi để tránh nạn, tìm nơi để di dân, không cần thiết phải làm vậy, đó là chính mình không tin tưởng chính mình, chính mình tìm phiền não cho chính mình.

Trích trong:
PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ
TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tập 36
Tâm Hướng Phật/St!

Bài viết cùng chuyên mục

Những người phá hoại Phật Pháp là những người nào?

Định Tuệ

Phước đức là gì? Ngũ phúc và ngũ đức là gì?

Định Tuệ

Người tin tưởng pháp môn Tịnh độ, phước báo chẳng thể nghĩ bàn

Định Tuệ

Chúng ta muốn cầu vãng sanh thì sự việc lớn trước tiên là phải tiêu nghiệp chướng

Định Tuệ

Phải buông xả niệm tham, tham ăn cũng buông xả

Định Tuệ

Ta mỗi ngày tưởng A Di Đà Phật, tai nạn xảy đến cũng chẳng sợ

Định Tuệ

Nội dung và ý nghĩa Văn Thù Bồ Tát Ngũ Tự Tâm Chú chân ngôn

Định Tuệ

Những điều quyến thuộc nên chú ý khi người thân sắp lâm chung

Định Tuệ

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa tập 13 – Pháp Sư Tịnh Không

Định Tuệ

Viết Bình Luận