Tâm Hướng Phật
Lời Phật Dạy

12 loại chúng sinh: Thế nào gọi là điên đảo về chúng sinh?

Trong thế-giới có những loài noãn-sinh, thai-sinh, thấp-sinh, hóa-sinh, hữu-sắc, vô-sắc, hữu-tưởng, vô-tưởng, hoặc phi-hữu-sắc, hoặc phi-vô-sắc, hoặc phi-hữu-tưởng, hoặc phi-vô-tưởng.

Phật dạy: “A-nan, nên biết diệu-tính là viên-minh, rời các danh-tướng, bản-lai không có thế-giới chúng-sinh. Nhân cái vọng mà có sinh, nhân cái sinh mà có diệt, sinh-diệt gọi là vọng, diệt vọng gọi là chân, ấy gọi là hai hiệu chuyển-y vô-thượng Bồ-đề và Đại-niết-bàn của Như-lai.

A-nan, nay ông muốn tu pháp Chân-tam-ma-đề, đến thẳng Đại-niết-bàn của Như-lai, trước hết, phải biết hai cái nhân điên-đảo của thế-giới và chúng-sinh nầy; điên-đảo không sinh, đó là Chân-tam-ma-đề của Như-lai.

A-nan, thế nào gọi là điên-đảo về chúng-sinh? Do cái tâm bản-tính là minh và tính-minh ấy viên-mãn cùng khắp, nên nhân tính-minh phát ra hình-như có tính; mà vọng-kiến nhận là có tính sinh ra, từ chỗ rốt-ráo là không, lại thành rốt-ráo là có. Có cái sở-hữu như thế, là do phi-nhân làm nhân và những tướng năng-trụ, sở-trụ rốt-ráo không có cỗi-gốc. Rồi gốc nơi cái vô-trụ đó, mà kiến-lập ra thế-giới và các chúng-sinh.

Vì mê, không nhận được tính viên-minh sẵn có, nên sinh ra hư-vọng, tính hư-vọng không có tự-thể, không phải thật có chỗ nương-đứng. Hầu muốn trở lại chân-tính, thì cái muốn chân đó, đã không phải là tính chân-như chân-thật. Cầu trở lại không đúng chân-lý, thì hiện-thành ra những phi-tướng: không phải sinh gọi rằng sinh, không phải trụ gọi rằng trụ, không phải tâm gọi rằng tâm, không phải pháp gọi rằng pháp.

Xoay-vần phát-sinh và sinh-lực phát-huy, huân-tập thành ra nghiệp-báo; đồng-nghiệp thì cảm với nhau, nhân đó, lại cảm ra các nghiệp diệt nhau, sinh nhau, do đó, mới có điên-đảo về chúng-sinh.

A-nan, thế nào gọi là điên-đảo về thế-giới? Do có cái sở-hữu đó, nên từng phần, từng đoạn giả-dối sinh ra, vì thế, mà không-gian thành-lập; do phi-nhân làm nhân, không có năng-trụ, sở-trụ, nên dời-đổi mãi, không có năng-trụ, sở-trụ, nên dời-đổi mãi, không an-trụ, vì thế, mà thời-gian thành-lập. Ba đời bốn phương, hòa-hợp can-thiệp cùng nhau, chúng-sinh biến-hóa thành 12 loài. Vậy nên trong thế-giới, nhân động có tiếng, nhân tiếng có sắc, nhân sắc có hương, nhân hương có xúc, nhân xúc có vị, nhân vị biết pháp, sáu vọng-tưởng càn-loạn thành ra nghiệp-tính, do đó, 12 cách đối-hiện xoay-vần mãi mãi. Vậy nên trong thế-gian, những thanh, hương, vị, xúc biến-đổi cùng-tột, đến 12 lần xoay trở lại.

Dựa trên những tướng điên-đảo, xoay-vần đó, nên trong thế-giới có những loài noãn-sinh, thai-sinh, thấp-sinh, hóa-sinh, hữu-sắc, vô-sắc, hữu-tưởng, vô-tưởng, hoặc phi-hữu-sắc, hoặc phi-vô-sắc, hoặc phi-hữu-tưởng, hoặc phi-vô-tưởng.

A-nan, nhân trong thế-giới có hư-vọng luân-hồi, điên-đảo về động, nên hòa-hợp với khí, thành ra 84.000 loạn-tưởng bay-lặn, vì vậy, nên có mầm-trứng trôi-lăn trong cõi-nước; cá, chim, rùa, rắn, các loài đầy-nhẩy.

Nhân trong thế-giới có tạp-nhiễm luân-hồi, điên-đảo về dục, nên hòa-hợp với tư, thành ra 84.000 loạn-tưởng ngang dọc; vì vậy, nên có bọc-thai trôi-lăn trong cõi-nước; người, súc, rồng, tiên, các loài đầy-nhẩy.

Nhân trong thế-giới có chấp-trước luân hồi, điên-đảo về thú, nên hòa-hợp với noãn, thành ra 84.000 loạn-tưởng nghiêng-ngửa vì vậy, nên có tế-thi thấp-sinh trôi-lăn trong cõi-nước; nhung-nhúc, quậy-động, các loài đầy-nhẩy.

Nhân trong thế-giới có biến-dịch luân-hồi, điên-đảo về giả, nên hòa-hợp với xúc, thành ra 84.000 loạn-tưởng mới cũ; vì vậy, nên có yết-nam hóa-sinh trôi-lăn trong cõi-nước; chuyển-thoái, phi-hành, các loài đầy-nhẩy.

Nhân trong thế-giới có lưu-ngại luân-hồi, điên-đảo về chướng, nên hòa-hợp với trước, thành ra 84.000 loạn-tưởng tinh-diệu; vì vậy, nên có yết-nam sắc-tướng trôi-lăn trong cõi-nước; hưu-cửu, tinh-minh, các loài đầy-nhẩy.

Nhân trong thế-giới có tiêu-tán luân-hồi, điên-đảo về hoặc, nên hòa-hợp với ám, thành ra 84.000 loạn-tưởng thầm-ẩn, vì vậy, nên có yết-nam vô-sắc trôi-lăn trong cõi nước; không tán tiêu trầm, các loại đầy-nhẩy.

Nhân trong thế-giới có võng-tượng luân-hồi, điên-đảo về ảnh, nên hòa-hợp với ức, thành ra 84.000 loạn-tưởng tiềm-kết; vì vậy, nên có yết-nam hữu-tưởng trôi-lăn trong cõi-nước; thần-quỷ tinh-linh, các loài đầy-nhẩy.

Nhân trong thế-giới có ngu-độn luân-hồi, điên-đảo về si, nên hòa-hợp với ngoan, thành ra 84.000 loạn-tưởng khô-cảo; vì vậy, nên có yết-nam vô-tưởng trôi-lăn trong cõi-nước; tinh-thần hóa làm đất, cây, vàng, đá, các loài đầy-nhẩy.

Nhân trong thế-giới có tương-đãi luân-hồi, điên-đảo về ngụy, nên hòa-hợp với nhiễm, thành ra 84.000 loạn-tưởng nhân-y; vì vậy, nên có yết-nam, không phải có sắc mà có sắc, trôi-lăn trong cõi-nước; những giống thủy-mẫu, dùng tôm làm mắt, các loài đầy-nhẩy.

Nhân trong thế-giới có tương-đẫn luân-hồi, điên-đảo về tính, nên hòa-hợp với chú, thành ra 84.000 loạn-tưởng hô-triệu; vì vậy, nên có yết-nam, không phải vô-sắc mà vô-sắc, trôi-lăn trong cõi-nước, chú-trớ, yếm-sinh, các loài đầy-nhẩy.

Nhân trong thế-giới có hợp-vọng luân-hồi, điên-đảo về võng, nên hòa-hợp với dị, thành ra 84.000 loạn-tưởng hồi-hỗ; vì vậy, nên có yết-nam, không phải có tưởng mà có tưởng, trôi-lăn trong cõi-nước; những giống tò-vò, mượn chất khác thành cái thân của mình, các loài đầy-nhẩy.

Nhân trong thế-giới có oán-hại luân-hồi, điên-đảo về sát, nên hòa-hợp với quái, thành ra 84.000 tư-tưởng ăn thịt cha-mẹ; vì vậy, nên có yết-nam, không phải vô-tưởng mà vô-tưởng, trôi-lăn trong cõi-nước; như con thổ-kiêu, ấp khối đất làm con, và chim phá-kính; ấp quả cây-độc làm con, con lớn lên, thì cha mẹ đều bị chúng ăn thịt, các loài đầy-nhẩy.

Ấy gọi là mười hai chủng-loại chúng-sinh.

“A-nan, như thế, chúng-sinh trong mỗi mỗi loài, cũng đều đủ hết 12 thứ điên-đảo. Cũng như dụi con mắt, thì hoa-đốm đủ thứ phát-sinh ra, chân-tâm diệu-viên trong-sạch sáng-suốt mà điên-đảo, thì đầy-đủ những tư-tưởng càn-loạn giả-dối như vậy. Nay, ông tu-chứng Tam-ma-đề của Phật, thì đối với những tư-tưởng càn-loạn, làm nguyên-nhân cỗi-gốc của các điên-đảo, nên lập ra ba tiệm-thứ mới trừ-diệt được, cũng như, trong khí-mãnh trong-sạch, trừ-bỏ mật-độc, dùng nước nóng và các thứ chất tro, chất thơm rửa-sạch khí-mãnh rồi, về sau, mới đựng nước cam-lộ.

Trích: Kinh Thủ Lăng Nghiêm quyển 7! Đọc trọn bộ Kinh Lăng Nghiêm tại: Kinh Thủ Lăng Nghiêm trọn bộ – Tâm Minh

Bài viết cùng chuyên mục

Kinh Vô Lượng Thọ phẩm thứ 30: Bồ Tát tu trì

Định Tuệ

Kinh Hoa Nghiêm tập 20: Phẩm Dạ Ma Cung Kệ Tán

Định Tuệ

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát sơ phát Bồ đề tâm

Định Tuệ

Kinh Địa Tạng phẩm thứ nhất: Thần thông trên cung trời Đao Lợi

Định Tuệ

Những lợi ích của việc trì tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện

Định Tuệ

Kinh Pháp Hoa: Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát thứ 28

Định Tuệ

Phẩm 20: Người không tai, mắt, mũi, lưỡi – Hiền Ngu Nhân Duyên Kinh

Định Tuệ

Lợi ích thù thắng của việc tụng đọc và hành trì kinh Dược Sư

Định Tuệ

Thân tướng thù thắng của A Di Đà Phật và hai vị Bồ Tát phụ bật

Định Tuệ

Viết Bình Luận