Chúng ta đã hiểu rõ nhân quả thì không nên hành động cẩu thả. Phải luôn cảnh tỉnh mình, giờ giờ khắc khắc sống thuần khiết trong sạch, không ỷ vào rủi may.
Chúng ta trong vô lượng kiếp đều vì phiền não tham, sân, si mà kết oán với biết bao chúng sinh. Nếu ngay đây chẳng sớm buông phiền muộn, tu theo Phật pháp, xuất ly lục đạo thì cứ ở trong sinh tử thanh trừng đòi nợ nhau mãi. Cảnh oan oan tương báo này biết bao giờ mới dứt?
Thân Khoa Trường là một cán bộ lão thành trong ngành công an, ông hành sự rất nghiêm cẩn, không mảy may cẩu thả sơ sót. Mấy lần phá trọng án đều lập công lớn. Nhưng sự nghiệp thành đạt lẫy lừng này chẳng đem lại niềm vui cho ông, bởi vì phiền muộn trong gia đình cao ngút, dẫy đầy, không ngừng hành hạ ông.
Ông Thân có hai con trai. Đứa đầu không uống rượu thì thôi, mà hễ uống vào là đánh người, quậy ầm náo trong nhà đến gà chó chẳng yên. Còn cậu út thì luôn vòi tiền cha mẹ, lắm lúc xin đến một hai vạn, số tiền này cậu đều đổ hết vào cá độ, mà hễ đánh bạc thua thì lại về nhà xin tiền cha mẹ tiếp.
Nỗi khổ này khiến hai ông bà ngày nào cũng rửa mặt bằng nước mắt. Ông Thân trong lòng khổ hết chỗ nói, sống không bằng chết.
Để nội tâm được an ủi, bọn họ nhận nuôi một đứa con gái, hi vọng về già có được chút ấm lòng. Hai vợ chồng nghĩ mãi vẫn không hiểu, vì sao họ sinh toàn con đại bất hiếu, cứ luôn gây khổ cho mẹ cha như thế?
Ngồi đối diện với hai vợ chồng già, nhìn họ nước mắt đầm đìa, tôi thấm thía “báo ứng thiện ác quả thực như bóng theo hình”. Chính những hạt giống oan nghiệt trong quá khứ họ đã gieo, giờ đây đang đơm hoa kết trái, đem đến thống khổ khôn tả…
“Vào thời xa xưa, có một người nghèo rớt mồng tơi, bơ vơ không chỗ nương, bị bệnh nằm ven đường rên rỉ, không ai giúp đỡ, xem như chỉ có nước chờ chết…
Bỗng có một phụ nữ đi ngang qua, thấy người nghèo này liền khởi tâm xót thương, bèn cho mượn phân nửa gia sản, là tiền dành dụm của mình. Người nghèo này sau khi vay được tiền, cảm động quá cỡ, liền thề rằng: “Sau này khi được giàu có, nhất định sẽ hoàn trả hậu hĩnh cho ân nhân và tận sức báo đáp ơn cứu mạng.”
Người nghèo nọ nhờ có tiền này làm vốn mưu sinh, y cưới vợ sinh con, dần dần khá giả sung túc, nhưng lại quên luôn nữ ân nhân kia.
Còn nữ ân nhân đó, do xuất tỉền giúp cho gã nghèo, sau khi về nhà, bị gia đình trách móc hoài nghi đủ điều, suốt đời sống trong buồn rầu thống khổ…
Nữ ân nhân đó đời nay chính là cậu công tử út. Còn gã nghèo sau khi được giàu có rồi, một ngày nọ, hắn cùng vợ ra ngoài mua đồ, vừa đi tới bờ sông thì thấy một ông già đang trợt chân té xuống nước.
Hai vợ chồng này chẳng những không thèm cứu, còn đứng trơ mắt ngó, mặc cho lão già chết chìm. Sau đó còn chiếm đoạt hành lý của lão đem về làm của riêng.
Lão già chết chìm thuở xưa nay là con trai trưởng của họ.
Hai vợ chồng gã nghèo thời ấy, đời này chính là hai vợ chồng họ Thân. Vì quá khứ đã vay nợ, đoạt của, nên đời này họ phải đền gấp bội. Hai cậu con chính là oan gia tới đòi nợ…”
Kể xong, tôi cảnh báo:
– Nếu như hai ông bà không sám hối, tu hành, làm nhiều đại công đức, thì tương lai sẽ bị hai đứa con trai hành cho đến chết!
Lão Thân sau khi biết được nguyên nhân thì kinh hoảng vạn phần, liền phát nguyện sẽ siêng năng sám hối, bước vào con đường tu hành theo Phật pháp. Hi vọng Phật lực gia trì giúp ông giải hết oan trái, đề họ có thể sống an trong tuổi già.
Chúng ta đã hiểu rõ nhân quả thì không nên hành động cẩu thả. Phải luôn cảnh tỉnh mình, giờ giờ khắc khắc sống thuần khiết trong sạch, không ỷ vào rủi may. Bởi nhân quả báo ứng không hề sai.
Trích: Báo ứng hiện đời tập 4 – Hai cậu quỷ tử!