Theo nhà Phật, phương pháp tẩy sạch trần cấu tốt nhất chính là sám hối (một trong các thiện hạnh như tụng kinh, lễ Phật, niệm Phật, trì chú v.v…)
Mỗi người chúng ta trong quá khứ vì thiếu hiểu biết mà tạo vô số ác nghiệp, khiến tự tánh quý giá bị ô nhiễm, vấy bẩn bụi trần. Do tâm bị vô minh che lấp khiến chúng ta chẳng thể nhìn thấy ánh sáng quang minh. Vì vậy cần phải quét sạch trần cấu.
Theo nhà Phật, phương pháp tẩy sạch trần cấu tốt nhất chính là sám hối (một trong các thiện hạnh như tụng kinh, lễ Phật, niệm Phật, trì chú v.v…)
Tổng giám đốc Trần là nữ doanh nhân, chủ một đại xí nghiệp thành đạt. Bà học Phật đã hơn hai năm, dưới ảnh hưởng của bà, nhiều nhân viên trong xí nghiệp cũng bắt chước ăn chay tập tu theo. Nhờ đó mà đời họ thay đổi, tinh thần phấn chấn, xí nghiệp càng phát mạnh, chất lượng sản phẩm thêm ổn định. So với các xí nghiệp khác thì bà Trần là một nữ lãnh đạo nổi tiếng, được mọi người nhiệt liệt khâm phục, ngợi khen.
Ngày nọ bà Trần đến nhà tôi, kể về tình trạng sức khỏe mình. Bà than thời gian gần đây mình hay bị nhức đầu dữ dội mà không rõ nguyên nhân, chứng bịnh này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác, sinh hoạt và việc tu tập của bà.
Lúc bà Trần đương kể lể về chứng nhức đầu, thì tôi bỗng nhìn thấy từ vai trái đến gáy của bà xuất hiện một con cá sấu thiệt to không ngừng cắn xé nơi cổ bà, khiến cho phần bên trái đầu, máu chẳng cung ứng đủ cho não, tôi không kìm được, vội hỏi:
– Bà có từng ăn thịt cá sấu hay loài vật hoang dã nào không?
– Ôi chao! Tôi đã ăn qua rất nhiều thịt động vật – Bà Trần rầu rĩ nói.
– Trước đây, khi còn ăn mặn, do phải thường xuyên chiêu đãi xã giao với khách, nên tôi đã ăn hầu hết mọi loài hoang dã như: đà điểu, rùa, thỏ rừng, gà tuyết, độc xà, thậm chí cả cá sấu nữa!… Nhưng mà thịt cá sấu tôi chỉ ăn qua có một lần, hơn nữa lại là dạng thịt đông lạnh, người ta đã giết sẵn trước đó rồi…
Tôi giải thích:
– Mặc dù bà chỉ ăn một miếng thịt, nhưng chính bà là người đứng ra mời khách, tự xuất tiền cho vụ tạo ác nghiệp này! Phải biết những loài động vật hoang dã (tương tự cá sấu)… có tính linh rất lớn, chẳng nên tùy tiện giết nó. Không nên vì ham ngon miệng no bụng mà ăn thịt chúng…
Ngài Tuyên Hóa từng giảng vì sao không nên sát sinh. Lý do như sau: “Chúng ta ăn thịt chúng sinh, sẽ thu nạp khí và máu huyết súc sinh vào thân chúng ta, thần thức nó cũng đeo theo quấy phá”… Chính con cá sấu đã ra tay báo thù, khiến thân thể bà luôn bịnh hoạn, cực suy! Hiện giờ thần thức nó đang ở phía bên trái (từ vai đến gáy) của bà, nó không ngừng cắn xé cổ bà, làm cho não bên trái máu không cung ứng đủ, đó là nguyên nhân vì sao bà bị nhức đầu…
Bà Trần tỉnh ra:
– Nói như thế thì tội tôi quá lớn, vì tôi từng ăn qua rất nhiều động vật hoang dã, nhất định tôi phải sám hối, tụng kinh, phát nguyện… trước tiên phải hồi hướng cho con cá sấu này…
Tối đó, tắm rửa xong, bà Trần quỳ trước Phật tụng Kinh Địa Tạng hồi hướng cho con cá sấu đã bị giết hại. Trong quá trình tụng kinh, bà ráng chịu đựng, kiên trì tụng hai bộ Kinh Địa Tạng và khắc phục được các chứng chóng mặt, nhức đầu…
Qua hôm sau, lúc gặp lại, tôi thấy tinh thần và tướng mạo bà đã có thay đổi tốt… Mặt bắt đầu tươi tắn hồng hào, những vết ám đen cũng tan hơn phân nửa…
Chiều đó mấy đạo hữu đến thăm bà Trần, trước mặt mọi người, bà Tổng giám đốc oai vệ này đã buông bỏ hết vẻ cao ngạo quan liêu của mình, thành khẩn kể lể phát lộ những lỗi lầm mình từng phạm trong quá khứ, chân thành sám hối tội minh đã từng ăn và giết hại nhiều sinh vật, bà sám hối ngày xưa khi làm lãnh đạo đã có tâm cống cao ngã mạn, nóng nảy hẹp hòi, sám hối mình lúc chưa học Phật đã tạo nhiều ác nghiệp chất chồng…
Ngay lúc bà đang sám hối, những vết ám đen còn lưu trên mặt dần dần tan biến hết, thay vào đó là nét sáng rỡ, hồng hào tươi tắn… Lúc này tôi nhìn thấy: những chúng sinh từng bị bà làm hại đang thấp thoáng ẩn hiện, dưới uy lực chân thành sám hối của bà, chúng sinh tâm tha thứ hỉ xả, rồi từng tốp, từng tốp cùng bay lên, trong chốc lát đã vãng sinh vào thiện đạo.
Sức mạnh sám hối thù thắng và cực kỳ lớn như thế, đã khiến mọi người xúc động sâu sắc, cả hội trường nhốn nháo, cùng nhau thú tội, thế là: “anh một câu tôi một câu”… ai cũng thành tâm phát lộ nhận lỗi, lao xao tự kiểm điềm ác nghiệp và những lầm lỡ, sai quấy mình đã tạo trong quá khứ…
Sức mạnh của sám hối đúng như Phật từng thuyết trong “Kinh nghiệp báo sai biệt” như sau: “Nếu người tạo tội nặng mà biết ăn năn tự trách, sám hối lỗi xưa, nguyện không tái phạm, ắt có thể nhổ sạch tận gốc mọi ác nghiệp”…
Hi vọng quý vị xem bải viết sẽ tỉnh ngộ, sống lành.
Trích Báo ứng hiện đời 4 – Dịch: Hạnh Đoan!
Sám hối là gì? Sám hối có xóa sạch được tội lỗi hay không?
Đức Phật dạy“ Trên đời có hai hạng người đáng quý nhất, một là người không mắc phải lỗi lầm gì, hai là người có lỗi nhưng biết sai và sửa chữa”. Ít nhiều chúng ta thường mắc phải những lỗi lầm trong cuộc sống. Nhưng nhận ra lỗi sai và sửa lỗi sẽ khiến chúng ta nhận được sự kính trọng của người khác.
1. Sám hối là gì?
Trong Kinh Pháp Bảo Đàn nói: “Sám giả Sám kỳ tiền khiên, Hối giả hối Kỳ hậu quá”, nghĩa là: Ăn năn lỗi trước, chừa bỏ lỗi sau. Vậy Sám hối đúng nghĩa theo Chánh Pháp là nhận biết được lỗi đã gây tạo, ăn năn sửa lỗi và hứa không làm những điều này về sau.
Sám hối theo nghĩa thông thường là xin lỗi. Xét về mặt xã hội, xin lỗi là một hành vi đạo đức của con người, khi họ đã gây ra những lỗi lầm và muốn được người bị tổn thương tha thứ. Xin lỗi là một hành động được ba mẹ, nhà trường dạy dỗ khi chúng ta còn bé và đó là điều cần thiết trong cuộc sống.
Các bậc Thánh hiền xưa đã dạy rằng: “Nếu mắc lỗi lầm thì công khai nhận lỗi đó, rồi tìm ra biện pháp và quyết tâm để sửa chữa. Thái độ đối với lỗi lầm như thế là thước đo một người chân chính, trung thực đáng cho mọi người tin cậy và kính trọng”.
Thế nhưng con người thường rất e dè trước lời xin lỗi bởi họ bị gắn chặt bởi chấp thủ và chấp ngã. Chấp thủ chính là việc gì cũng cho mình là đúng, người khác sai. Đó còn gọi là tính bảo thủ. Chấp ngã là đề cao cái tôi của mình, dù có biết lỗi nhưng không nhận lỗi vì sợ làm mất giá trị của bản thân, người khác coi thường. Vì thế nên đối với những người này, hai từ xin lỗi thường nặng nề và không được sử dụng đến.
Các pháp sám hối: Chúng biết lỗi lầm là do tâm tạo, cho nên cũng phải do tâm ăn năn sám hối, chính vì lẽ đó mà các vị tổ sư đã chọn lọc một số phương pháp sám hối trên cả hai phương diện sự và lý. Bài văn sám hối mà người Phật tử thường đọc nhất mỗi khi tác pháp sám hối:
Xưa nay đã tạo bao ác nghiệp,
Đều bởi vô thỉ tham sân si
Từ thân miệng ý mà sanh ra
Tất cả, nay con xin sám hối.
Về sự sám hối:
Tác pháp sám hối: Lập đàn thỉnh chư Tăng chứng minh, người sám hối trình bày lỗi lầm của mình thành khẩn ăn năn, sám hối không tái phạm nửa.
Thủ tướng sám hối: Người sám hối đến trước bàn thờ Phật và Bồ Tát thành tâm lễ bái từ 1 ngày, 7 ngày cho đến 49 ngày, khi nào thấy được tướng hảo của Phật và Bồ tát hoặc hoa sen thì mới thôi.
Hồng danh sám hối: Đây là pháp sám hối do Bất Động pháp sư đời Tống biên sọan lấy từ 53 danh hiệu Phật trong Kinh Ngũ Thập Tam Phật và rút 35 danh hiệu trong kinh Quán Dược vương, Dược Thượng.
Đây là nghi thức sám hối phổ thông nhất được các Chùa Việt Nam thường dùng trong những ngày Sám hối.
Về lý sám hối:
Vô sanh sám hối: lý sám hối dành cho những người có căn cơ cao, cho nên ở đây chúng ta chỉ biết qua một pháp này với hai cách quán:
Quán tâm vô sanh: Đây là lý được rút từ Kinh Kim Cang: ” Tâm qúa khứ không thể được, tâm hiện tại không thể được và tâm vị lai cũng không thể được”. Dùng pháp quán để thấy rõ: ” Tội từ tâm sanh cũng từ tâm mà diệt “.
Quán pháp vô sanh: Quán sát thật tướng không sanh diệt “ở thánh không tăng ở phàm không giảm”; đây chỉ cho chơn tâm, Phật tri kiến, Pháp thân… Vì khi nhận được chơn tâm rồi thì các tướng sanh diệt không còn.
Tuy có nhiều phương cách khác nhau về sám hối nhưng người Phật tử chúng ta phải tự chọn cho mình một cách thích hợp với mình nhất để nương nơi đó mà sám hối, miễn sao chúng ta đọc và hiểu được nghĩa lý của việc làm thì thật sự mới có lợi ích. Trái lại, miệng đọc mà không hiểu ý nghĩa thì chẳng được lợi lạc gì.
2. Sám hối có hết nghiệp xấu không?
Sám hối đúng pháp sẽ hết nghiệp nhân xấu và sẽ làm tiêu và nhẹ nghiệp quả xấu rất nhiều. Nghĩa là khi nhận rõ được các lỗi lầm đã tạo ra nhờ trí tuệ Phật pháp soi rọi mà nguyện từ bỏ việc ác mãi mãi thì từ đây tội lỗi không còn bị chồng chất lên nữa và những tội lỗi xưa nhờ đó mà nó được nhẹ bớt.
Cũng như bạn ăn một nắm muối thì thấy mặn chát khó ăn, nhưng khi bỏ nắm muối vào 10 lít nước uống từ từ vài ngày thì bạn sẽ không cảm thấy mặn chát nữa. Nếu như ai gặp thắng duyên mà sám hối từ bỏ được gốc rễ tham, sân, si thì mãi mãi sẽ không còn khổ đau, các nghiệp xấu chỉ là cái quả dư nghiệp như một cơn gió thổi qua nhanh mà không trở lại nữa.
Đọc thêm: Sám hối là gì? Sám hối có xóa sạch được tội lỗi hay không?