Tâm Hướng Phật
Lời Phật Dạy

Người ta bị vợ con và nhà cửa ràng buộc còn hơn cả lao ngục

Đức Phật dạy: “Người ta bị vợ con và nhà cửa ràng buộc còn hơn cả lao ngục.” Bị vợ con ràng buộc tức là bị vợ (chồng), con cái làm cho vướng bận.

Đức Phật dạy: “Người ta bị vợ con và nhà cửa ràng buộc còn hơn cả lao ngục. Lao ngục còn có thời kỳ phóng thích, vợ con không một ý nghĩ xa lìa; há chẳng sợ Tình Ái cùng Sắc Dục lôi cuốn? Dẫu có cái họa sa nơi miệng hùm, lòng cũng cam chịu. Vì tự đắm mình nơi lầy lội nên gọi là phàm phu; vượt qua được cửa ải này là bậc A-La-Hán xuất trần.”

Lược giảng:

Chương thứ hai mươi ba nói rằng: Người đời bị chôn vùi trong gia đình và nhà cửa của chính họ. Bị chôn vùi như thế thì còn khổ sở hơn là ở tù nữa; do đó, mọi người nên tránh xa tình cảnh này, đồng thời, cần phải nhận thức được tầm lợi hại của nó.

Đức Phật dạy: “Người ta bị vợ con và nhà cửa ràng buộc còn hơn cả lao ngục.” Bị vợ con ràng buộc tức là bị vợ (chồng), con cái làm cho vướng bận. Con người cũng bị ràng buộc bởi nhà cửa. Cho nên nói rằng kẻ tại gia mang trên người ba cái ách, ngày ngày đều phải mang gông đeo cùm.

Gia đình ví như cái gông bằng gỗ khóa chặt trên cổ, không có cách gì tháo ra được. (Thuở xưa, đóng gông là một trong những hình phạt dành cho kẻ phạm pháp). Có gia đình thì chẳng khác nào bị đeo gông vào cổ.

Trong số quý vị hiện diện ở đây cũng có một vài cư sĩ đã lập gia đình và bị mất tự do. Họ muốn lên trời mà không lên được, muốn xuống đất cũng xuống không xong, bởi họ đã bị “khóa chân” ở nhà. Do bị vợ (chồng) ràng buộc nên làm việc gì cũng vướng víu, khó khăn.

Con cái thì ví như cái còng, thứ hình cụ đeo ở cổ tay. Người có con cái thì chẳng khác nào bị còng cả hai tay lại, khiến cho mọi cử động đều khó khăn, bất tiện. Có cha mẹ thì giống như phải mang cùm ở chân vậy. Đó là ba cái ách mà những người có gia đình phải đeo mang.

Bị vợ con và nhà cửa ràng buộc thì còn tù túng hơn là bị cầm tù nữa. Có nhà cửa mà không buông bỏ được tức là bị nhà cửa trói buộc. Cho nên, vợ con và nhà cửa cũng là một thứ nhà tù giam hãm đời người vậy.

Tuy nhiên, “lao ngục còn có thời kỳ phóng thích, vợ con không một ý nghĩ xa lìa.” Kẻ bị ở tù thì cũng có lúc mãn hạn và được ra tù, song những kẻ có gia đình thì chẳng muốn xa rời vợ con. Cho dù họ có nghĩ tới chuyện lìa bỏ gia đình đi nữa, thì cũng không phải là thật lòng! Chẳng hạn có nhiều người nói: “Tôi muốn xuất gia! Tôi muốn đi tu!” Nếu muốn xuất gia thì xuất gia ngay đi, chứ nói suông như thế để làm gì? Đó chẳng qua là vì họ không hề có quyết tâm lìa bỏ gia đình, chỉ hát nghêu ngao cho vui vậy thôi!

“Há chẳng sợ Tình Ái cùng Sắc Dục lôi cuốn?” Những kẻ bị vợ con và nhà cửa ràng buộc này chẳng hề lo ngại rằng mình sẽ bị tình cảm, ái tình và nữ sắc lôi cuốn hoặc chi phối.

“Dầu có cái họa sa nơi miệng hùm, lòng cũng cam chịu.” Tuy rằng như thế thì nguy hiểm chẳng khác nào bị rơi vào hang cọp, nhưng họ lại sẵn sàng cam chịu, thà bị cọp ăn thịt mà thôi.

“Vì tự đắm mình nơi lầy lội, nên gọi là phàm phu.” Bởi họ tự dấn thân vào chốn bùn lầy, cam tâm tự đày đọa chính mình, nên mới được mệnh danh là hạng phàm phu.

“Vượt qua được cửa ải này là bậc A-La-hán xuất trần.” Cửa ải nào? Đó là các cửa ải tình dục, tình ái, sắc đẹp, cùng cửa ải gia đình và nhà cửa. Nếu có thể vượt qua các cửa ải này trót lọt, tức là quý vị đã “quá quan” – đã thắng được sự thử thách cam go – và được trở thành những bậc A-La-Hán thoát tục, không còn cấu nhiễm của trần thế, hoặc là những bậc Thánh-Nhân sắp chứng được quả-vị!

Trích: Phật Thuyết Tứ Nhị Thập Chương Kinh
Hoà Thượng Tuyên Hóa
Nam Mô A Di Đà Phật!

Bài viết cùng chuyên mục

Kinh Hoa Nghiêm tập 16: Phẩm Phạm Hạnh thứ mười sáu

Định Tuệ

Kinh Hoa Nghiêm tập 19: Phẩm Thăng Dạ Ma Thiên Cung

Định Tuệ

Kinh Hoa Nghiêm tập 40: Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện

Định Tuệ

Quét dọn chùa tháp được công đức vô lượng

Định Tuệ

Kinh Lăng Nghiêm quyển thứ ba – Cư sĩ Tâm Minh dịch

Định Tuệ

Kinh Kim Quang Minh Quyển 5: Phẩm Giảng lại tánh Không

Định Tuệ

Kinh Hoa Nghiêm tập 31: Phẩm Thọ Lượng thứ ba mươi mốt

Định Tuệ

Lời Phật dạy: Gieo nhân lành sẽ gặp quả lành

Định Tuệ

Phát tâm cúng dường hai đồng tiền, chứng quả A La Hán – Kinh Hiền Ngu

Định Tuệ

Viết Bình Luận