Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Là người học trò nhất định phải tôn sư trọng đạo, nghe lời thầy dạy

Sư thừa, chúng ta lạy một người làm thầy, theo vị thầy này học, theo chắc một vị thầy này. Chúng ta theo vị thầy này học thì phải nghe lời của thầy dạy.

Sư thừa, chúng ta lạy một người làm thầy, theo vị thầy này học, theo chắc một vị thầy này. Chúng ta theo vị thầy này học thì phải nghe lời của thầy dạy. Ngoài thầy ra, nếu có người khác đến dạy mà ta nghe họ và đi theo họ, vậy thì không phải theo vị thầy này học. Việc này người thế gian gọi khinh sư phản đạo.

Cho nên thời trước, thầy giáo kèm thúc học trò, trừ khi người cùng học với một mình thầy ra, còn bất cứ thiện tri thức nào khác giảng Kinh nói pháp đều không được nghe. Việc ngăn cấm này tốt, học trò không đến nỗi vượt qui. Vì sao vậy? Học trò khi mới học, trí tuệ chưa khai mở, nên không thể phân biệt thế pháp Phật pháp thứ nào là thật, thứ nào là giả, thứ nào là tà – chánh, thiện – ác, phải – quấy, thậm chí đến lợi – hại. Không cần nói chân – vọng, tà – chánh bạn không có năng lực phân biệt, mà ngay sự lợi hại trước mắt bạn cũng đều không thể phân được rõ ràng, thứ nào có lợi ích đối với bạn, thứ nào có hại đối với bạn, bạn đều không biết.

Cho nên, làm học trò thì có điều kiện của người học trò, làm thầy giáo có bổn phận của người thầy giáo. Điều kiện của học trò là nhất định phải phục tùng đối với thầy giáo, tôn sư trọng đạo. Chúng ta theo một vị thầy giáo này thì nhất định phải nghe lời dạy của thầy.

Vào thời Mạt Pháp hiện nay, nếu nói đến sư thừa thì có lẽ tôi là người sau cùng, từ tôi về sau có thể là không còn nữa. Tôi cả đời này cầu học đều là một thầy giáo chỉ dạy. Trước khi học Phật pháp thì tôi học triết học, tôi theo một mình tiên sinh Phương Đông Mỹ, cho nên những gì tôi học được rất thuần, không tạp, có thể chuyên tâm, cho nên trong một thời gian ngắn thì tôi có thể nhận được hiệu quả, chân thật gọi là làm chơi ăn thiệt.

Sau đó tôi học Phật, thân cận với Đại Sư Chương Gia trong ba năm, cũng chỉ là một thầy giáo, cho nên trong quá trình cầu học của tôi, một chút khó khăn cũng không có, không phức tạp, một thầy giáo dạy một môn học, một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu.

Một năm sau khi Đại Sư Chương Gia viên tịch, tôi quen biết lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam, tôi theo thầy mười năm. Thầy răn dạy cho tôi là chỉ nghe một mình thầy, ngoài thầy ra, bất cứ người nào nói pháp cũng không được nghe. Tôi tuân thủ. Nếu như bạn thân cận một vị thầy giáo, người khác giảng kinh nói pháp hoặc là giảng khai thị, khuyên dạy bạn, bạn thảy đều nghe hết thì tâm của bạn nhất định tán loạn, nhất định không ổn định, tâm bạn có thể bị biến đổi, bạn liền đi với người khác, nhân duyên thù thắng không gì bằng của chính mình bạn đã bỏ lỡ qua, đã bị vuột mất rồi.

Không chỉ tôi không được nghe người khác nói chuyện, mà những Kinh sách chưa được sự đồng ý của thầy tôi cũng không được xem. Cho nên các vị đồng tu phải nên biết, sau khi học Phật rất ít xem sách, bởi vì đều phải được sự đồng ý của thầy. Sách tôi đọc thì không ít.

Trước khi chưa tiếp xúc Phật pháp, tôi ưa thích đọc sách, tôi xem qua rất nhiều, thế nhưng sau khi học Phật tôi liền vâng theo lời dạy của thầy. Không chỉ toàn bộ sách của thế gian tôi thảy đều không xem, mà ngay đến Kinh điển của Phật giáo, tôi lướt qua cũng không nhiều. Thế nhưng thông thường khi người ta nhắc đến, tôi đều có thể hiểu được. Vĩnh viễn giữ gìn tâm địa thanh tịnh. Tâm thanh tịnh thì sanh trí tuệ.

Tôi nhận được ân đức giáo huấn của thầy rất to lớn. Tâm tôi mỗi niệm báo ân đối với thầy mạnh hơn rất nhiều lần so với người khác. Tôi chân thật được lợi ích là do tôi thật biết nghe lời, chân thật hợp tác với thầy.

Thầy toàn tâm toàn lực dạy cho chúng ta thì chúng ta cần phải hợp tác, phải hoàn toàn phối hợp với thầy mới có thể có được lợi ích chân thật của giáo học. Đạo lý này chúng ta không thể không hiểu. Những người thành tựu kiệt xuất trong thế xuất thế gian pháp, bạn chính mình đi tìm hiểu xem, nhất định là họ tuân thủ giáo huấn của thầy giáo, họ mới có được thành tựu chắc thực.

Gốc rễ bám sâu, thì sau đó cành lá mới có thể được xum xuê. Gốc của bạn bám không được sâu thì làm sao được? Về việc học tập, không luận thời đại thay đổi như thế nào, nhưng tôi tin tưởng là nguyên lý nguyên tắc học tập vĩnh viễn sẽ không thay đổi.

Trích trong:
PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ
TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tập 29
Tâm Hướng Phật/St!

Bài viết cùng chuyên mục

Họa phước vốn không cửa, lòng người chiêu cảm thôi

Định Tuệ

Mục đích cuối cùng của sự giáo hóa của Phật A Di Đà

Định Tuệ

Người ngoài hành tinh thuộc cõi nào?

Định Tuệ

Tâm niệm Phật là tâm thanh tịnh, tâm tịnh ắt cõi Phật sẽ tịnh

Định Tuệ

Niệm Phật phải phát Tâm vô thượng Bồ đề tâm

Định Tuệ

Bốn Pháp bảo: Sám hối, phóng sinh, ăn chay, niệm Phật

Định Tuệ

Trong tâm chỉ có một niệm A Di Đà Phật nhất định vãng sanh Cực Lạc

Định Tuệ

Phật pháp chẳng có gì khác, buông xuống là được

Định Tuệ

16 điềm lành vi diệu lúc Đản sinh của Đức Phật

Định Tuệ

Viết Bình Luận