Tâm Hướng Phật
Nhân Quả

Khuyên người đừng nuôi dế, cá cảnh – An Sĩ Toàn Thư

Việc nuôi dế hay cá cảnh tuy là vui mắt trong chốc lát nhưng xét cho cùng thì chẳng có lợi ích gì, chỉ tạo thành nghiệp ác giết hại mãi mãi bám theo ta.

Kinh chánh pháp niệm xứ dạy rằng:

Mạng người chẳng được lâu,
Như vỗ tay vang tiếng.
Vợ con cùng tài sản,
Đều chẳng thể mang theo.
Chỉ có nghiệp thiện, ác,
Thường bám theo không rời.
Như chim bay trời bay cao,
Bóng không rời mặt đất.

Cho nên biết rằng, việc nuôi dế hay cá cảnh tuy là vui mắt trong chốc lát nhưng xét cho cùng thì chẳng có lợi ích gì, chỉ tạo thành nghiệp ác giết hại mãi mãi bám theo ta. Vì sao phải khổ sở làm thỏa mãn đôi mắt ngắm nhìn để rồi kết oán đời đời, mang thù kiếp với những con vật kia.

SÂU ĐỎ BÁO ỨNG

Vào cuối triều Minh, ở huyện Vô Tích có người tên Tiết Tử Lan rất thích nuôi cá vàng, thường bắt sâu đỏ cho cá ăn. Cứ như vậy, đã giết hại loài sâu nhiều không kể xiết. Về sau Tử Lan mắc bệnh lạ, hai tay quơ cào khắp thân hình, như thể liên tục bốc nắm lấy vật gì ném ra, miệng nói:” Ôi, có ngàn vạn con sâu đỏ đang bò trên người tôi.” Ông rên la đau đớn cùng cực không chịu nổi, cào cấu nát cả người rồi chết.

DẾ TRẢ OÁN

Vào cuối đời Minh, có người họ Trương ở Hàng Châu rất thích chơi đá dế. Con dế nào đá thua, ông đều ngắt đầu rồi vứt đi.

Về sau, họ Trương bị một cái nhọt lớn mọc trên lưng, bên trong nhọt thịt thối đen lại có hình như hình trăm cái đầu dế, chạm vào đều cử động. Họ Trương chịu đau đến thấu xương tủy, cuối cùng gào khóc mà chết.

LỜI BÀN

Người đời tạo nghiệp, căn bản đều do nơi Sáu Căn. Khi một căn đã động, năm căn khác cũng đều theo đó phát khởi. Chẳng hạn như người nuôi dế đá, căn bản ban đầu là vì con mắt muốn xem, (nhãn căn tạo nghiệp), nhưng khi đi bắt dế phải lắng tai nghe tiếng dế kêu để bắt, thì lúc ấy nhĩ căn tạo nghiệp. Khi đá dế dùng tay khích động cho dế đá, đó là thân căn tạo nghiệp. So sánh việc thắng thua, đó là ý căn tội nghiệp. Thắng cuộc uống rượu thì tỉ căn (mũi ngửi), thiệt căn (lưỡi ném) tạo nghiệp. Kinh Lăng Nghiêm nói đến “nghiệp báo từ 6 căn” chính là ý này.

Trích An Sĩ Toàn Thư!

Bài viết cùng chuyên mục

Quan chức tham ô và kết cục chết trong thống khổ tột độ

Định Tuệ

Hiểu rõ về luật nhân quả để có một cuộc sống bình an, ý nghĩa

Định Tuệ

Vì sao niệm Phật vẫn bị đọa lạc nơi ba đường ác?

Định Tuệ

Đã giết hại sinh vật nhưng nay phóng sinh có bù trừ hết tội hay không?

Định Tuệ

Trong ngàn vạn tội lỗi, tội nào nặng nhất, nghiệp báo đáng sợ nhất?

Định Tuệ

Bố thí nhưng còn tâm sân hạn, quả báo ra sao?

Định Tuệ

Rắn nhập hồn báo oán: Sự nguy hiểm của oan gia trái chủ

Định Tuệ

Chuyện linh ứng Bồ Tát Địa Tạng: Bồ Tát nghe gọi liền đến cứu

Định Tuệ

Con đường làm giàu

Định Tuệ

Viết Bình Luận