Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Khéo giữ khẩu nghiệp không nói lỗi người, phải làm cho được

Cương lĩnh quan trọng nhất cho người tu hành, điều thứ nhất Phật nói là “Khéo giữ khẩu nghiệp, không nói lỗi người”, phải làm cho được.

Trong tất cả Kinh luận Phật thường hay nói với chúng ta, trong mỗi bộ Kinh luận chúng ta đều xem qua rất nhiều lần đối với những lời giáo huấn này, ấn tượng rất là sâu sắc, Phật dạy chúng ta “thọ trì, đọc tụng, vì người diễn nói”, tám chữ này chính là ý nghĩa này. Chúng ta học Phật rồi, được công đức lợi ích thù thắng của Phật pháp, quyết định không thể nói ta được lợi ích thì được rồi, không hề nghĩ đến quần chúng xã hội rộng lớn, không hề nghĩ đến tất cả chúng sanh sáu cõi ba đường. Chỗ này cùng nguyện vọng của Phật, cùng giáo huấn của Phật không hề tương ưng. Phật dạy chúng ta thọ trì, đó là việc của chính chúng ta. “Thọ” là Phật đã dạy bảo chúng ta, tất cả đạo lý, phương pháp lý luận chúng ta phải tường tận, phải tiếp nhận; những cảnh giới mà Phật giảng cho chúng ta nghe, chúng ta phải khế nhập, như vậy mới có thể được thọ dụng chân thật, đó là thọ trì.

Sau khi “thọ trì” thì “đọc tụng”. Vừa rồi tôi mới nói, bạn đọc tụng một biến chính là bạn nhận được chư Phật Như Lai quán đảnh một lần, đó là tự lợi. Đọc tụng tốt nhất là ra tiếng, công đức đọc ra tiếng lớn hơn nhiều so với đọc không ra tiếng. Công đức đọc ra tiếng ở đâu vậy? Đọc để cho người khác nghe, để cho người chưa tiếp xúc Phật pháp nghe được bạn đang đọc Kinh. Bạn đọc Kinh thì phải đọc từng chữ rõ ràng, cường điệu âm thanh vui tai, phải làm cho người nghe sanh tâm hoan hỉ, nghe được rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo, sau khi họ nghe rồi sẽ giác ngộ. Có một số đồng tu tâm tình nóng vội, đọc Kinh rất nhanh, nghe nói một bộ “Kinh Vô Lượng Thọ” từ đầu đến cuối chỉ nửa giờ đồng hồ thì họ đã đọc xong rồi, khi tỉ mỉ lắng nghe thì một chữ cũng không thể nghe được rõ ràng. Cách đọc tụng này chỉ có thể nói là tự lợi, không thể lợi tha. Cho nên đọc Kinh từng chữ rõ ràng, phải nên biết đọc Kinh từng chữ rõ ràng, phải nên biết đọc Kinh là lợi tha. Tự lợi là nhắc nhở chính mình không nên quên đi giáo huấn của Phật, phải y giáo phụng hành. Đọc được rõ ràng, đọc được tường tận để người khác nghe. Bạn nói: “Chung quanh tôi không có người nào”, không có người nhưng có quỷ thần, có chúng sanh mà mắt thịt chúng ta không thể nhìn thấy được, ngày nay chúng ta gọi là chúng sanh vô hình, nhiều hơn rất nhiều lần so với chúng sanh mà mắt thường chúng ta có thể nhìn thấy được. Bạn đọc Kinh cho họ nghe, họ nghe rồi có được thọ dụng, quỷ thần học Phật, quỷ thần hộ pháp, thiên hạ liền thái bình. Phải nên biết, động loạn của xã hội chúng ta là quỷ thần loạn trước. Sau khi quỷ thần loạn rồi, chúng ta muốn cho xã hội an định là việc vô cùng khó. Nếu muốn xã hội an định, trước tiên phải làm cho quỷ thần an định. Nếu muốn những quỷ thần này an ổn thì phương pháp tốt nhất chính là đọc Kinh, cho nên trong đọc tụng ý nghĩa quan trọng nhất là phải độ những chúng sanh vô hình này, làm tăng thượng duyên nghe pháp cho họ.

Tiếp theo là “vì người diễn nói”. Đối tượng này đã nói rõ ràng rồi, đây là đối với người, đối với chúng sanh hữu tình. Có thể thấy được đọc tụng là đối với chúng sanh vô tình, diễn nói mới là đối với chúng sanh hữu tình. Đối với người thì phải biểu diễn. Biểu diễn là y giáo phụng hành, phải đem tất cả lời giáo huấn trong Phật Kinh thực tiễn ngay trong cuộc sống chúng ta, thực tiễn ngay trong công việc, thực tiễn ngay trong đối nhân xử thế tiếp vật. Như trên Kinh nói, những gì Phật dạy cho chúng ta thì chúng ta nhất định phải làm, nỗ lực chăm chỉ mà làm; những việc nào không được làm thì chúng ta nhất định không được làm. Như phía sau Kinh văn đã nói, trong hành môn, cương lĩnh quan trọng nhất có ba câu, những thứ khác đã nói đều là những mục nhỏ, những việc vụn vặt.

Cương lĩnh quan trọng nhất cho người tu hành, điều thứ nhất Phật nói là “Khéo giữ khẩu nghiệp, không nói lỗi người”, phải làm cho được. Thân – khẩu – ý ba nghiệp, Phật không nói thứ tự thân – khẩu – ý, mà cái thứ nhất là “khẩu”. Khẩu tạo nghiệp rất dễ dàng, khẩu tạo nghiệp đáng sợ nhất, các vị đọc qua “Kinh Địa Tạng”, tạo khẩu nghiệp thì tương lai đọa địa ngục cắt lưỡi, địa ngục cày lưỡi. Bạn xem các địa ngục đó, có rất nhiều địa ngục đều là quả báo do nghiệp nhân của khẩu nghiệp mà ra. Vọng ngữ, hai chiều, ác khẩu, thêu dệt rất dễ dàng phạm phải, cho nên người chân thật tu hành, tương lai ở niệm Phật đường này, chân thật bước vào niệm Phật đường thì thân tâm thế giới tất cả buông bỏ, bao gồm tất cả ý niệm đều buông bỏ, chỉ có một niệm “A Di Đà Phật” thì bạn nhất định thành công, mới gọi là chân thật “khéo giữ khẩu nghiệp, không nói lỗi người”. Chúng ta cũng không cần phải hỏi cách tu như thế nào, bạn chỉ là một lòng một dạ chuyên niệm A Di Đà Phật thì điều này bạn liền làm được rồi, không nên khởi vọng tưởng tiếp nữa. Hiện tại còn có một loại người không chỉ chính mình khởi vọng tưởng, mà còn phái một số người đi nghe ngóng người khác, vọng tưởng này sẽ càng lớn, càng sai lầm. Bạn học Phật như vậy, học đến sau cùng đọa vào A Tỳ Địa ngục. A Tỳ Địa ngục có rất nhiều địa ngục lớn nhỏ, đều là nơi bạn nhận quả báo. Trên đề Kinh của bổn Kinh hiển thị ba cương lĩnh lớn để chúng ta tu hành là “Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Giác”. Nếu mỗi ngày bạn biết nhiều sự việc đến như vậy thì tâm của bạn làm sao có thể được thanh tịnh? Người xưa dạy chúng ta: “Biết nhiều việc thì phiền não nhiều”. Bạn muốn biết nhiều việc đến như vậy để làm gì? Còn phải phái người đi nghe ngóng, bạn nói xem, có đáng lo không? Đại khái sau khi nghe ngóng thì nghiên cứu làm thế nào đối phó, phiền não này sẽ càng lớn, đó là giữ tâm luân hồi tạo nghiệp luân hồi, hơn nữa đều là tạo ra địa ngục ba đường, rất là đáng sợ. Chúng ta giác ngộ chính là phải từ ngay chỗ này mà tỉnh ngộ ra. Việc của người khác không liên quan gì với ta, ta nghe ngóng họ để làm gì? Ta quản họ để làm gì? Cho nên Thiền tông Lục Tổ Đại Sư Huệ Năng nói rất hay: “Nếu là người chân chính tu hành thì không thấy lỗi thế gian”. Không phải thế gian không có lỗi lầm, mà là họ quan tâm chính mình còn không kịp, làm gì có thời gian để đi quản người khác. Vậy thì phải dùng cách nhìn thế nào để xem người khác? Vừa rồi tôi nói qua, dùng cách nhìn của Phật để xem người khác, chúng ta xem người khác thảy đều là chư Phật Như Lai thị hiện, họ hành thiện thị hiện ra dáng vẻ thiện cho ta xem, họ làm ác là họ thị hiện dáng vẻ ác để cho ta xem, họ đều là chư Phật Như Lai, họ thảy đều không có lỗi. Lỗi lầm ở đâu vậy? Ta thấy rồi khởi tâm động niệm thì là tạo tội nghiệp; ta thấy cảnh giới tốt thì khởi tâm tham, nhìn thấy cảnh giới ác thì khởi tâm sân hận thì ta tạo nghiệp, họ không tạo nghiệp, họ là chư Phật Như Lai. Chúng ta hoàn toàn dùng loại tâm trạng này, tâm trạng chân thành để tu tập, chúng ta ngay trong một đời này nhất định thành Phật, đúng như đã nói, trong cái nhìn của Phật xem tất cả chúng sanh đều là chư Phật Như Lai. Ngày nay chúng ta phải học theo chiêu này, đây là cao chiêu. Trong cái nhìn của Bồ Tát xem thấy tất cả chúng sanh đều là Bồ Tát, người thiện xem thấy tất cả chúng sanh đều là người thiện, người ác xem thấy Phật Bồ Tát cũng là người ác. Đạo lý này chúng ta phải nên hiểu, đạo lý này chính là cảnh tùy tâm chuyển. Vì sao chúng ta không dưỡng tâm Phật của chúng ta? Chúng ta chính mình vì sao không rõ Phật tánh của chính mình?

“Vì người diễn nói” là diễn điều này. Ngày nay người thế gian xem thấy cái này không đúng, nhìn thấy cái kia cũng không đúng, chúng ta xem thấy tất cả chúng sanh đều là Phật Bồ Tát, cung kính bình đẳng, đó chính là tu hạnh Phổ Hiền. Quyển Kinh vừa mở ra là“Hàm cộng tuân tu Phổ Hiền Đại Sĩ chi đức”, đó là đệ tử Di Đà chân chính, cho nên phải vì người diễn nói. Đây chính là nói, chúng ta phải làm gương cho đại chúng thông thường, đặc biệt phải làm tấm gương cho người tu hành, phải làm thật, đó mới gọi là A Xà Lê. Làm A Xà Lê là để dạy Bồ Tát, để dạy người tu hành, hoặc giả là để dạy cho tất cả chúng sanh giác ngộ. Bồ Tát chính là giác ngộ, chúng sanh giác ngộ, giúp đỡ tất cả chúng sanh phá mê khai ngộ đó gọi là “vì dạy Bồ Tát”. Làm thế nào giúp đỡ? Chính mình làm tấm gương, chính mình làm mô phạm. Phải làm thật. Làm thật như thế nào? Một câu phía sau đã nói ra: “Thường tập tương ưng vô biên chư hạnh”. “Hành” là hành vi đời sống, vi tế là khởi tâm động niệm, thô thì lời nói, hành động tạo tác, đó là hành vi. Hành vi phải tương ưng với điều gì? Tương ưng với tự tánh, tương ưng với tánh đức, vậy thì tâm hạnh của bạn chính là hạnh Phật, hạnh Bồ Tát chân chính.

Trích trong:
PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ
TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tập 37
Tâm Hướng Phật/St!

Bài viết cùng chuyên mục

Nếu thấy A Di Đà Phật đến thọ ký, hãy xin vãng sanh ngay về Cực lạc

Định Tuệ

Xã hội loài người phải chịu khổ nạn cực lớn

Định Tuệ

Khi có thời giờ rảnh rỗi, bạn hãy coi kinh điển

Định Tuệ

Trì Chú Lăng Nghiêm quan trọng nhất là phải nghiêm trì giới luật

Định Tuệ

Phật ở trong tâm hay Phật ở ngoài tâm?

Định Tuệ

Người niệm Phật không nên sợ chết

Định Tuệ

Nội dung và ý nghĩa Thất Phật Diệt Tội Chân Ngôn Thần Chú

Định Tuệ

Một niệm tương ứng một niệm Phật, niệm niệm tương ứng niệm niệm Phật

Định Tuệ

Phương pháp giúp tiêu tai giải nạn thù thắng nhất

Định Tuệ

Viết Bình Luận