Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Có bao nhiêu loài Ngạ quỷ? Họ ở đâu, sống bằng cách nào?

Theo Phật giáo, ma hay ngạ quỷ, có hai nơi ở, một là nước Diêm La của nó, hai là sống trên dương gian cùng với người, vì vậy người ta hay nói đi đêm có khi gặp quỷ.

Theo Phật giáo, Ma hay gọi đúng hơn là ngạ quỷ, là một trong lục đạo luân hồi, xếp trên súc sanh và địa ngục. Loài ngạ quỷ có hai nơi ở, một là nước Diêm La của nó, hai là sống trên dương gian cùng với người, vì vậy người ta hay nói đi đêm có khi gặp quỷ. Cuốn Petavatthu (Peta = Quỷ + vatthu = Truyện) là quyển sách thứ bảy trong Khuddaka Nikaya.

Khuddaka Nikàya là quyển thứ năm của bộ Kinh Tạng (Sutta Pitaka). Bộ kinh này gồm có: Trường Bộ (Digha Nikaya), Trung Bộ (Majjhima Nikaya), Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikaya), Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikaya), và Tiểu Bộ (Khuddaka Nikaya).

Bốn cõi khổ trong cõi Dục giới gồm:

1. Ðịa Ngục: Cõi này chỉ có mọi sự thống khổ chứ không có sự an vui, nơi mà các chúng sinh Tự Trừng Phạt do các Ác Nghiệp đã tạo. Cõi khổ có tuổi thọ không nhất định.

2. Ngạ Quỷ: Chúng không phải là ma quỹ vô hình, chúng có sắc thân nhưng mắt người không thể thấy được. Chúng không có cảnh giới riêng và luôn luôn bị đói khát. Chúng sống ở nhiều nơi khác nhau, nhà dân, rừng núi, hang động hay các chỗ nhớp nhúa… Cõi khổ có tuổi thọ không nhất định.

3. Súc Sanh: Các sinh vật đi ngang, bò đi, không đi thẳng như người, còn gọi là Bàng sanh, gần như là tất cả sinh vật bình thường trừ con người. Cõi khổ có tuổi thọ không nhất định.

4. A-Tu-La (Asurakāya): Asura nghĩa là những vị không có hoan lạc hay không chói sáng. Những chúng sanh này rất hung dữ, hay gây gổ. Loại A-Tu-La sanh ở đây không giống với loại A-Tu-La chư thiên chuyên gây chiến với chư thiên và sống ở cõi Tam Thập Tam Thiên. Cõi khổ có tuổi thọ không nhất định.

Trong cõi khổ thứ hai có tuổi thọ không nhất định của Dục giới có miêu tả về Ngạ Quỷ (Pali gọi là Pettivisaya). Chúng không phải là ma quỷ vô hình, chúng có sắc thân nhưng mắt người không thể thấy được. Chúng không có cảnh giới riêng và luôn luôn bị đói khát. Chúng sống ở nhiều nơi khác nhau, nhà dân, rừng núi, hang động hay các chỗ nhớp nhúa.

Từ Pettivisaya trong tiếng Pali được định nghĩa như sau:

Petā có nghĩa là cách ly sự an lạc, xuất nguồn từ câu: Sukhasamussayato Pākaṭṭho entīti.

Petti là Hội chúng của Ngạ quỷ xuất nguồn từ câu: Petānaṃ samūho.

Pettivisayo là chỗ ở, chỗ sanh của Ngạ quỷ xuất nguồn từ câu: Pettiyā visayo.

Ngạ quỷ cũng có nhiều loại, Ngạ quỷ nhỏ, Ngạ quỷ lớn, Ngạ quỷ biến hóa thành hình ảnh đẹp hoặc hình ành xấu. Về hình đẹp thì cho thấy dạng, nam, nữ, đạo sĩ, Sa di, Tỳ khưu. Còn xấu thì cho thấy là trâu, bò, voi, chó với hình dạng kinh khiếp như có đầu to, mắt lồi và có khi không hiện rõ…

Trong các loài Ngạ quỷ cũng có những loại phải chịu đói khát khổ sở, ăn những cặn bả được quăng bỏ ở những nơi dơ bẩn hay ăn đàm, mũ, nước miếng và phẩn…

Phẩm Lokapaññatti có ghi rằng:” Yattha petanagare petamahiddhiko sabbapetānaṃ issariyādhipaccankaroti”.

Rừng Vijjhātīavī là kinh thành của loài Ngạ quỷ, và Ngạ quỷ Mahiddhika là vị chúa tể cai trị tất cả các Ngạ quỷ khác.

Đây là 12 loại Ngạ quỷ được điển hình trong phẩm Lokapaññatti và Gacchatidīpanī:

  1. Vantāsapetā hay Vantāsa: Ngạ quỷ ăn nước miếng, đàm, vật nôn mửa. Nguyên nghĩa Pali: Vantaṃ asati bhakkhatīti = Vantāso.
  2. KuṇApāsapetā hay Kuṇapāsa: Ngạ quỷ ăn tử thi người hoặc thú. Nguyên nghĩa Pali: Kunapaṃ arati dakkhatīti = Kuṇapāso.
  3. Gūthakhādakapetā hay Gūthakhādaka: Ngạ quỷ ăn phẩn. Nguyên nghĩa Pali: Gūthaṃ khādatīti = Gūthakhadako.
  4. Aggijālamukhapetā hay Aggijālamukha: Ngạ quỷ thường có lửa trong miệng. Nguyên nghĩa Pali: Aggijālamukhatā etassāti = Aggījālamukho.
  5. Sucimukhapetā hay Sūcimukha: Ngạ quỷ có miệng bằng lỗ kim. Nguyên nghĩa Pali: Sūcipamānaṃ sukhaṃ etassāti = Sūcimukho.
  6. Taṇhaṭṭikapetā hay Taṇhāhaṭṭita: Ngạ quỷ thường bị ái bức hại cho đói khát. Nguyên nghĩa Pali: Taṇhāya aṭṭhito pūḷitoti = Taṇhāhaṭṭito.
  7. Sunijjhāmakapetā hay Sunijjhāmaka: Ngạ quỷ có thân đen như than. Nguyên nghĩa Pali: Suṭṭhu nissesena jhāno= Sunijjhāmo, Sunijjhāmo viyāti= Sunijjhāmako. Cây bị lửa đốt hết cành, lá, thân, chỉ còn lại gốc cây bị cháy gọi là Sunijjhāmaka.
  8. Suttaṅgapetā hay Suttaṅga: Ngạ quỷ có móng tay nhỏ, móng chân dài và bén nhọn như dao. Nguyên nghĩa Pali: Sattasadisaṃ aṅgaṃ etassāti = Suttaṅgo.
  9. Pabbataṅgapetā hay Pabbataṅgo: Ngạ quỷ có thân cao lớn bằng quả núi. Nguyên nghĩa Pali: Pabbatappamaṇo aṅgo etassāti = Pabbataṅgo.
  10. Ajagaraṅgapetā hay Ajagaraṅga: Ngạ quỷ có thân giống như con trăn. Nguyên nghĩa Pali: Ajagarasadiso aṅgo etassāti = Ajararaṅgo.
  11. Vemānikapetā hay Vemānika: Ngạ quỷ bị cảm thọ khổ lúc ban ngày, nhưng ban đêm được thọ hưởng lạc trong Thiên cung. Nguyên nghĩa Pali : Vimāne nibbattoti = Vemāniko.
  12. Mahiddhikapetā hay Mahiddhika: Ngạ quỷ có Đại thần lực. Nguyên nghĩa Pali: Mahatiyā iddhiyā samannāgatoti = Mahiddhiko.

Petavatthu và Aṭṭhakathā, ṭīkā cũng có ghi bốn loại Ngạ quỷ thường được kể trong chủ đề của họ như là:

  1. Parehidattaṃ upanissāya jīvatīti = paradattupajīviko. Vì sống phải dựa vào người khác nuôi, nên người ta đặt tên nó là Ngạ quỷ Paradattupajīvika.
  2. Khudā ca pīpāsā ca = Khuppipāsā (Đói và khát). KhuppiPāsāhi pilito = KhuppiPāsiko(sự đói khát). Khuppipāsika là Ngạ quỷ đói và khát.
  3. Nijjhāmena taṅhā etassāti = Nijjhāmataṇhiko. Vì có sự thèm ái dục hay sự đói khát thường xuyên và liên hệ từ lửa cháy trong miệng cho nên Ngạ quỷ này được gọi là Nijjhāmataṇhika.
  4. Ngạ quỷ Kaḷakañcika này khỏi phải định nghĩa, vì là tên của Atula, như trong Pātheyyavagga aṭṭhakathā có ghi rằng: “Kālakañcikāti tesaṃ asurānaṃ nāmaṃ”. Gọi là Kālakañcika này là tên của Atula thuộc loài Ngạ quỷ.

Vài loài Ngạ quỷ mà Bồ-tát không sanh vào là:

  1. Ngạ quỷ KhuppiPāsika
  2. Ngạ quỷ Nijjhāmataṇhika
  3. Ngạ quỷ Kālakañcika

Ngoài các loại Ngạ quỷ đã kể trên, còn có nhiều loại khác, như Ngạ quỷ Suciloma là loại Ngạ quỷ có lông như kim, Ngạ quỷ Kharaloma là Ngạ quỷ có lông thô, Ngạ quỷ Ghanakha là Ngạ quỷ có móng tay và móng chân dài.

Theo Lakkhaṇasamyutta có 21 loại Ngạ quỷ được trình bày như sau:

  1. Aṭṭhisaṅkhasikapetā: Ngạ quỷ có xương dính với nhau thành từng khúc, nhưng không có thịt.
  2. Maṃsapesikapetā: Ngạ quỷ có thịt thành từng mãnh, nhưng không có xương.
  3. Maṃsapiṇḍapetā: Ngạ quỷ có thịt thành từng cục, thành khối.
  4. Nicchaviparisapetā: Ngạ quỉ không có da.
  5. Asilomapetā: Ngạ quỷ có lông như gươm.
  6. Sattilomapetā: Ngạ quỷ có lông như giáo.
  7. Usulomapetā: Ngạ quỷ có lông như cây tên.
  8. Sūcilomapetā: Ngạ quỷ có lông như kim.
  9. Dutiyasūcilomapetā: Ngạ quỷ có lông như kim, loại thứ hai.
  10. Kumbhaṇḍapetā: Ngạ quỷ có hòn dái rất to.
  11. Gūthakūpanimuggapetā: Ngạ quỷ chìm ngập trong phẩn.
  12. Gūthakhādakapetā: Ngạ quỷ ăn phẩn.
  13. Nicchavitakipetā: Ngạ quỷ cái không có da.
  14. Duggandhapetā: Ngạ quỷ có mùi hôi thối.
  15. Ogilinīpetā: Ngạ quỷ có thân như cây đuốc, lửa.
  16. Asisapetā: Ngạ quỷ không có đầu.
  17. Bhikkhupetā: Ngạ quỷ có hình tướng giống Tỳ khưu.
  18. Bhikkhunīpetā: Ngạ quỷ có hình tướng giống Tỳ khưu ni.
  19. Sikkhāmānapetā: Ngạ quỷ có hình tướng giống học nữ.
  20. Sāmaṇerapetā: Ngạ quỷ có hình tướng giống Sa di.
  21. Sāmaṇerīpetā: Ngạ quỷ có hình tướng giống Sa di ni.

Nhận thấy sự khổ đau cùng tột của loài ngạ quỷ mang hình thù quái vị, bởi do nghiệp chướng, tham lam bòn sẻn đời trước mà chiêu cảm quả báo đời này. Ðức Phật với tâm từ bi vô tận đã thuyết ra nhiều pháp môn phương tiện để cứu độ. Một trong các pháp môn phương tiện để cứu độ loài ngạ quỷ đó là pháp chẩn tế cô hồn.

Trong pháp nghi này, Ðức Phật đã thuyết ra rất nhiều chơn ngôn thần chú, như Phổ triệu thỉnh chơn ngôn, Tịnh nghiệp chướng chơn ngôn, Phá địa ngục chơn ngôn, Khai yết hầu chơn ngôn, Biến thực chơn ngôn, Biến thủy chơn ngôn… để chỉ cho họ thấy được đâu là nẻo chánh đường tà, khiến họ dứt trừ được tâm tham lam bỏn xẻn, hồi tâm hướng thiện một lòng tu hành, được vĩnh viễn thoát hẳn các sự khổ não của cảnh giới ngạ quỷ.

Ðấy chính là tác dụng và mục đích của pháp chẩn tế cô hồn, mà trong các chùa, sau khi kết thúc bất kỳ một pháp sự nào, đều có tổ chức nghi thức cúng cô hồn này.

Tâm Hướng Phật/Tổng hợp!

Bài viết cùng chuyên mục

Tụng kinh niệm Phật nghiệp chướng sẽ được chuyển dần

Định Tuệ

Vì sao khi người lâm chung tắt thở không được đụng vào họ?

Định Tuệ

Vì sao phải siêu độ vong nhân? Phương pháp siêu độ vong nhân

Định Tuệ

Nhận thức về nhân quả và nghiệp – Sư Thích Giác Khang giảng

Định Tuệ

Thời khắc lâm chung là điều quan trọng nhất đời người

Định Tuệ

Người phát tâm niệm Phật nương vào bổn nguyện và oai thần của Phật A Di Đà gia bị, ma chẳng thể quấy nhiễu

Định Tuệ

Thế nào gọi là tu hành? Tu hành thế nào gọi là công phu?

Định Tuệ

Làm thế nào cùng ở chung với người cang cường, tự cho là đúng?

Định Tuệ

Niệm Phật là gì? Ý nghĩa và lợi ích của việc niệm Phật

Định Tuệ