Tâm Hướng Phật
Lời Phật Dạy

Kinh Địa Tạng phẩm thứ mười một: Địa thần hộ Pháp

Tông chỉ tu hành của Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện được thể hiện qua tám chữ: Hiếu đạo, Độ sanh, Bạt khổ, Báo ân. Dưới đây là nội dung phẩm thứ mười một: Địa thần hộ Pháp.

Lúc đó vị Kiên Lao Ðịa Thần bạch cùng Ðức Phật rằng: ‘Bạch đức Thế-Tôn! Từ trước đến nay, con từng chiêm ngưỡng đảnh lễ vô lượng vị đại Bồ Tát, đều là những bực trí huệ thần thông lớn không thể nghĩ bàn độ khắp mọi loài chúng sanh.

Ngài Ðịa-Tạng Bồ Tát đây so với các vị Bồ Tát chỗ thệ nguyện rất là sâu rộng.

Bạch đức Thế-Tôn! Ngài Ðịa-Tạng Bồ Tát đây có nhơn duyên lớn với chúng sanh trong Diêm Phù Ðề.

Như Ngài Văn Thù, Ngài Phổ Hiền, Ngài Quan Âm, Ngài Di Lặc cũng hóa hiện trăm nghìn thân hình để độ chúng sanh trong sáu đường, nhưng chỗ phát nguyện của các Ngài còn có lúc hoàn mãn.

Ngài Ðịa-Tạng Bồ Tát đây phát thệ nguyện giáo hóa tất cả chúng sanh trong sáu đường trải đến kiếp số như số cát trong trăm nghìn ức sông Hằng.

Bạch đức Thế-Tôn! Con xem xét chúng sanh ở hiện tại nay và về vị lai sau, nơi chỗ sạch sẽ ở phương nam trong cuộc đất của mình ở, dùng đất đá tre gỗ mà dựng cất cái khám cái thất.

Trong đó có thể họa vẽ, cho đến dùng vàng, bạc, đồng, sắt đúc nắn hình tượng Ðịa-Tạng Bồ Tát, đốt hương cúng dường, chiêm lễ ngợi khen, thời chỗ người đó ở được mười điều lợi ích.

Những gì là mười điều?

Một là đất cát tốt mầu,
Hai là nhà cửa an ổn mãi mãi,
Ba là người đã chết được sanh lên cõi trời,
Bốn là những người hiện còn hưởng sự lợi ích,
Năm là cầu chi cũng toại ý cả,
Sáu là không có tai họa về nước và lửa,
Bẩy là trừ sạch việc hư hao,
Tám là dứt hẳn ác mộng,
Chín là khi ra lúc vào có thần theo hộ vệ,
Mười là thường gặp bực Thánh Nhơn.

Bạch đức Thế-Tôn! Chúng sanh trong đời sau cùng hiện tại nay, nếu ở nơi phần đất của mình cư trụ mà có thể làm ra sự cúng dường Ngài Ðịa-Tạng như thế, thời được sự lợi ích như vậy’.

Vị Kiên Lao Ðịa Thần lại bạch với đức Phật rằng:

‘Bạch đức Thế-Tôn! Trong đời sau này, như có người thiện nam kẻ thiện nữ nào ở trong chỗ của mình cư trụ mà có kinh điển này cùng hình tượng của đức Ðịa-Tạng Bồ Tát, người đó lại có thể đọc tụng kinh điển này và cúng dường hình tượng của Bồ Tát.

Thời con dùng thần lực của con thường hộ vệ người đó, cho đến tất cả sự tai họa như nước, lửa, trộm, cướp, nạn lớn, nạn nhỏ, v.v… thảy đều tiêu sạch’.

Ðức Phật bảo Kiên Lao Ðịa Thần rằng: ‘Thần lực rộng lớn của ông, các thần khác ít ai bằng.

Vì cớ sao? Vì đất đai trong cõi Diêm Phù Ðề đều nhờ ông hộ trợ, cho đến cỏ cây, cát đá, lúa mè, tre lau, gạo thóc, của báu, tất cả những thứ từ đất mà có ra đều nhờ nơi sức thần của ông cả.

Nay ông lại tuyên bày những sự lợi ích của Ngài Ðịa-Tạng Bồ Tát, thời công đức và thần thông của ông lại càng thêm trăm nghìn lần trội hơn lúc thường.

Này Ðịa Thần! Trong đời sau, như có kẻ thiện nam người thiện nữ nào cúng dường Ðịa-Tạng Bồ Tát cùng đọc tụng kinh điển này, chỉ có thể tu hành theo một việc mà trong kinh ‘Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện’ đã dạy.

Thời ông nên dùng thần lực của ông mà ủng hộ người đó, chớ để tất cả sự tai hại cùng sự không vừa ý đến nghe nơi tai, huống nữa là để cho phải chịu.

Chẳng phải chỉ riêng mình ông hộ trì người đó, cũng có hàng quyến thuộc của Phạm Vương, Ðế Thích, quyến thuộc của chư Thiên ủng hộ người đó.

Tại sao lại đặng các vị Hiền Thánh ủng hộ như thế?

Ðều do vì những người ấy chiêm lễ hình tượng của Ðịa-Tạng Bồ Tát và đọc tụng kinh ‘Bổn Nguyện’ này, tự nhiên được rốt ráo xa lìa biển khổ chứng đạo Niết Bàn an vui, vì thế nên đặng ủng hộ một cách lớn lao như thế’.

Mời quý vị đọc trọn bộ Kinh Địa Tạng tại: Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện trọn bộ cho bạn đọc tụng

Bài viết cùng chuyên mục

Kinh Pháp Hoa: Phẩm Như Lại Thọ Lượng thứ mười sáu

Định Tuệ

Kinh Hoa Nghiêm tập 34: Phẩm Như Lai Thập Thân Tướng Hải

Định Tuệ

Đức Phật dạy về tổng nghiệp của thân Tứ Đại và cách dừng nghiệp

Định Tuệ

Kinh Lăng Nghiêm quyển thứ năm – Cư sĩ Tâm Minh dịch

Định Tuệ

Kinh Vô Lượng Thọ phẩm thứ 45: Chỉ lưu lại một kinh này

Định Tuệ

Tiệm thứ là gì? Đức Phật dạy ba món tiệm thứ

Định Tuệ

Kinh Pháp Cú phẩm Hình Phạt và hình vẽ minh họa

Định Tuệ

Kinh Pháp Hoa: Phẩm dược thảo dụ thứ năm

Định Tuệ

Kinh Kim Quang Minh Quyển 6: Phẩm Tứ Thiên Vương hộ quốc

Định Tuệ