Tâm Hướng Phật
Nghi Thức

Dược Sư Sám Pháp PDF: Nghi thức trì tụng – Thích Trí Quang

Sám Pháp Dược Sư là một nghi thức sám hối được sử dụng rộng rãi. Dưới đây là cách trì tụng kinh Sám Pháp Dược Sư – Thích Trí Quang dịch.

Đức Phật Dược Sư là ai?

Theo Phật Giáo tất cả chư Phật, Bồ Tát ứng thân thị hiện ra đời vì lòng thương cứu độ chúng sinh chìm đắm trong biển khổ sinh tử. Vì chúng sinh vô lượng vô biên nên chư Phật cũng thị hiện vô số, tùy theo nghiệp lực, căn tánh của chúng sinh mà các Ngài kiến tạo quốc độ và lập đại nguyện để giáo hóa, đưa chúng sinh thoát khỏi phiền não khổ đau, có đời sống an lạc tự tại. Đức Phật Dược Sư là 1 trong vô số chư Phật có quốc độ và hạnh nguyện riêng của mình.

Dược Sư Như Lai tiếng Phạm gọi là: Bhaisajya-guru Vaidurya-prabharajyah, gọi đủ là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, người ta thường gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, gọi tắt là Dược Sư Phật.

Vì sao có tên gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai? Vì do nguyện lực có thể bạt trừ bệnh khổ của chúng sanh nên gọi là Dược Sư, có thể chiếu soi cứu độ những chỗ tăm tối si mê nên gọi là Lưu Ly Quang. Ngài hiện là giáo chủ thế giới Lưu Ly ở phương Đông cùng với 2 vị Đại Bồ tát là Nhật Quang Biến Chiếu và Nguyệt Quang Biến Chiếu làm quyến thuộc để giáo hóa chúng sinh.

Bản nguyện của Dược Sư Như Lai là trị tất cả trọng bệnh phiền não về thân và tâm của chúng sinh, cứu độ chúng sinh ra khỏi sanh tử khổ đau.

Vì Dược Sư Như Lai có bổn nguyện thanh tịnh như vậy nên ánh sáng trong suốt hoàn toàn thanh tịnh (Lưu Ly Quang) như lưu ly vô ngại hiển hiện trên thân của Ngài, và quốc độ của Ngài cũng như vậy nên gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang.

Cũng như các Đức Phật trong mười phương, Đức Dược Sư có đầy đủ thập hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật-Thế Tôn.

Đức Phật Dược Sư là một đấng giác ngộ có lòng bi mẫn vô biên đối với hết thảy chúng sinh. Ngài hộ trì chúng sinh tránh khỏi những đớn đau về tâm hồn và thể xác, khỏi những hiểm nguy và chướng ngại, và giúp họ trừ diệt ba độc tố – tham trước, sân hận và si mê – cội nguồn của mọi bệnh tật và nguy hại. Ngài là đấng Y vương Toàn giác.

Theo các Kinh điển Phật Giáo thì Đức Dược Sư Như Lai có 7 tôn tướng. Có thuyết cho là mỗi vị có mỗi đại nguyện và ứng thân riêng từng vị. Có thuyết cho là các Ngài từ nhất thể là Đức Dược Sư Như Lai mà phân thân ứng hiện (ứng thân), danh hiệu của các Ngài là: Thiện Danh Xưng Cát Tường Như Lai; Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai; Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai; Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai; Pháp Hải Lôi Âm Như Lai; Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như lai; Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.

Đọc thêm: Kinh Dược Sư PDF để bạn tụng đọc – HT Thích Trí Quảng

Mời quý bạn đọc tụng Dược Sư Sám Pháp: Nghi thức trì tụng – Thích Trí Quang dịch tại file PDF dưới đây.

[pvfw-embed viewer_id=”3357″ width=”100%” height=”600″ iframe_title=”Tâm Hướng Phật” zoom=”auto” pagemode=”none”]

Bài viết cùng chuyên mục

Cách phát nguyện ăn chay như thế nào?

Định Tuệ

8 bài Sám trong bộ Kinh tụng hằng ngày

Định Tuệ

Nghi thức trì tụng Phật Đảnh Tôn Thắng Đà la ni thần chú

Định Tuệ

Nghi thức sám hối trước khi tụng Kinh để được nhiều lợi ích

Định Tuệ

Nghi thức hồng danh sám hối tại nhà đầy đủ Phật tử nên biết

Định Tuệ

Bài tụng kinh sám hối hàng ngày tại nhà rất hay

Định Tuệ

Nghi thức trì tụng Thái Thượng Cảm Ứng Thiên PDF

Định Tuệ

Bài văn phát nguyện vãng sanh Tây Phương Cực Lạc

Định Tuệ

Nghi thức phóng sinh đúng Pháp, công đức không thể nghĩ bàn

Định Tuệ

Viết Bình Luận