Tâm Hướng Phật
Nhân Quả

Các loại nghiệp: Sự sai khác nặng nhẹ của nghiệp nhân và quả

Đứng về phương diện nặng nhẹ, lớn nhỏ của các nghiệp, không phải hành động nào có hình thức giống nhau thì nghiệp nhân và nghiệp quả đều giống nhau.

Đứng về phương diện thời gian, kinh Nhân quả có chia các nghiệp như sau:

1. Thuận hiện nghiệp: đời nay tạo nghiệp, đời sau thọ quả.

2. Thuận sinh nghiệp: đời nay tạo nghiệp, đời sau chịu quả.

3. Thuận hậu nghiệp: đời nay tạo nghiệp, cách mấy đời sau mới chịu quả.

4. Thuận bất định nghiệp: nghiệp quả xấu đến không nhất định thời nào, có khi trong đời nay, có khi đời sau, có khi nhiều đời sau.

Đứng về phương diện tính chất, trong các kinh thường phân loại các nghiệp như sau:

1, Tích lũy nghiệp: là những nghiệp tạo tác trong nhiều đời trước chất chứa lại.

2. Tập quán nghiệp: là những nghiệp tạo trong đời hiện tại, luôn luôn tiếp diễn nên thành thói quen, thành tập quán, thành nếp sống riêng biệt.

3. Cực trọng nghiệp: là những nghiệp quan trọng có năng lực tác động mãnh liệt hơn cả các nghiệp khác và chi phối tất cả. Nó phát hiện nghiệp quả ngay trong đời hiện tại, hay trong đời kế tiếp. Nó có thể là kết quả của những hành vi tốt đẹp nhất như hành vi của người tu hành chân chính, nó cũng có thể là kết quả của những hành vi xấu xa, vô đạo như tội ngỗ nghịch: giết cha mẹ, giết A La Hán, làm hại Phật và chia rẽ tăng chúng.

4. Cận tử nghiệp: là những nghiệp lực gần lâm chung, cũng rất mãnh liệt và chi phối rất nhiều trong sự đi đầu thai.

Đứng về phương diện nặng nhẹ, lớn nhỏ của các nghiệp thì trong các kinh cũng chia chẻ một cách rất khoa học và hợp lý. Không phải rằng hành động nào có hình thức giống nhau thì nghiệp nhân và nghiệp quả đều giống nhau. Sự khinh trọng, lớn nhỏ của quả báo đều có căn cứ nơi Ý để thành lập. Kinh Ưu Bà Tắc, trong khi nói về sự nặng, nhẹ, lớn nhỏ của nghiệp nhân và nghiệp quả, có phân chia làm bốn trường hợp:

1. Việc nặng mà ý nhẹ: như khi quăng đá để dọa người, mà lỡ tay giết phải người.

2. Việc nhẹ mà ý nặng: như khi thấy một tượng đá, tưởng là kẻ thù của mình, nắm dao đến đâm, kết quả của việc làm là tượng đá bị sứt mẻ, nhưng ý thì nặng bởi muốn giết người.

3. Việc và ý đều nhẹ: như vì không thích một người nào đó, nên dùng lời để châm biếm người ấy.

4. Việc và ý đều nặng: như vì thù địch, cố ý giết người và đã giết thật.

Cũng trong kinh Ưu Bà Tắc, có sự phân chia tội báo nặng nhẹ thành tám loại như sau:

1. Phương tiện nặng nhưng căn bản và thành dĩ nhẹ: như lấy dao dọa người, chẳng may động đến họ, họ bị thương. Phương tiện (cầm dao) thì nặng, nhưng căn bản (dọa người, chứ không phải ác ý) thì nhẹ và thành dĩ (bị thương) cũng nhẹ.

2. Căn bản nặng, nhưng phương tiện và thành dĩ nhẹ: như muốn giết người, nhưng chỉ lấy đá ném và vì thế, họ chỉ bị thương thôi. Căn bản (muốn giết) thì nặng, nhưng phương tiện (lấy đá ném) và thành dĩ (vết thương) đều nhẹ.

3. Thành dĩ nặng, nhưng căn bản và phương tiện nhẹ: như ném đá chơi, chẳng may vỡ sọ người ta. Thành dĩ (vỡ sọ) nặng mà căn bản (chơi) và phương tiện (ném đá) đều nhẹ.

4. Phương tiện và căn bản nặng, thành dĩ nhẹ: như muốn giết người, chém một nhát mạnh vào yết hầu, nhưng người ấy chỉ bị thương xoàng thôi. Phương tiện (cầm dao chém) và căn bản (muốn giết người) đều nặng, nhưng thành dĩ (vết thương xoàng) nhẹ.

5. Phương tiện và thành dĩ nặng, căn bản nhẹ: như vô ý để xe cán người chết. Phương tiện (xe cán) và thành dĩ (người chết) đều nặng, nhưng căn bản (vô ý) thì nhẹ.

6. Căn bản và thành dĩ nặng, nhưng phương tiện nhẹ: như tác ý nói láo, đến nỗi kẻ kia phải bị tù tội. Căn bản (ác ý) và thành dĩ (tù tội) đều nặng, nhưng phương tiện (nói láo) thì nhẹ.

7. Căn bản, thành dĩ và phương tiện đều nặng: muốn giết người và đã dùng dao chém người đến chết. Căn bản (muốn giết người) thành dĩ (người chết) và phương tiện (chém) đều nặng.

8. Căn bản, thành dĩ và phương tiện đều nhẹ: như giả giết bằng cách quơ dao làm người kia sợ trong chốc lát. Căn bản (giả giết) thành dĩ (làm sợ hãi) và phương tiện (quơ dao) đều nhẹ.

Sau một thân mạng đã chút hơi thở cuối cùng, nghiệp lực rời bỏ thân mạng ấy để đi tìm một thân mạng khác gá vào. Dẫn dắt bởi ái dục, nó đi tìm những cuộc giao phối giữa nam nữ. Nghiệp nhân quá khứ như thế nào thì nó đi tìm hoàn cảnh thích hợp với nghiệp nhân như thế ấy. Hoàn cảnh ấy đạo Phật gọi là y báo.

Sự phân chia rõ ràng nêu trên, đủ cho chúng ta thấy được sự sai khác nặng nhẹ của nghiệp nhân và quả. Theo đó, chúng ta có thể kết luận rằng sự khinh trọng của nghiệp báo đều dựa trên căn bản ở Ý.

Và như thế, chúng ta đừng lấy làm lạ tự hỏi tại sao hai người cùng làm một việc giống nhau, mà thọ quả báo lại khác nhau; hành động giống nhau là bên ngoài, chứ tác ý ở bên trong làm sao chúng biết được? Vì thế, chúng ta không nên nhìn bên ngoài mà phê phán được.

Tâm Hướng Phật/TH!

Bài viết cùng chuyên mục

Nghiệp báo sát sinh giết hại vật dẫn đến quả khổ đau

Định Tuệ

Ba loại thịt mà người ăn vào sẽ giảm phúc rất nhanh

Định Tuệ

Phá thai chính là sát nhân, tội ấy nặng lắm

Định Tuệ

Thoát cảnh tù tội nhờ đọc Kinh Lăng Nghiêm

Định Tuệ

Thấy giáo hết lòng giúp người

Định Tuệ

Cháu nội hỗn xược: Nguyên nhân và cách trị

Định Tuệ

Vì sao cầu xin Phật, Bồ Tát không linh ứng?

Định Tuệ

Lý giải vận hạn khi làm nhà theo góc nhìn nhân quả

Định Tuệ

Sám hối và cầu siêu oan gia, hết ung thư trong chưa đầy 1 tháng

Định Tuệ

Viết Bình Luận