Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Chính mình phải sanh tâm hổ thẹn, phải trách cứ chính mình

Nhất định khi xem thấy hiện tượng bên ngoài này thì chính mình phải sanh tâm hổ thẹn, chính mình phải trách cứ chính mình.

Mười loại tâm nghịch sanh tử luân hồi: 2- Tự hổ khắc trách

Sau khi chân thật tin tưởng nhân quả, bạn tự nhiên sẽ không đùn đẩy trách nhiệm. Không nên nói chính mình tạo tác tội nghiệp đều là do người khác, những việc chính mình làm sai thì đem trách nhiệm này đẩy qua cho người khác, “là người khác làm đó, không phải tôi làm”. Bạn bảo một người đi giết người, còn nói là do hắn giết chứ không phải tôi giết, cái trọng tội này vô cùng sâu nặng. Ngay đến sự việc như vậy còn lẩn tránh, huống hồ ngày nay chúng ta xem thấy trong xã hội, xem thấy tai biến khắp trên địa cầu, họ làm sao có thể cho rằng “đó là trách nhiệm của tôi”, không thể nào!

Mỗi một đồng tu chúng ta chính mình tỉ mỉ nghĩ xem, bạn ở ngay trong một đời này đã sống được mấy mươi năm rồi, cũng xem thấy rất nhiều người và sự vật, có người nào có thể đem những tai biến trên địa cầu này của ngày hôm nay cho rằng là trách nhiệm của chính mình không? Không chỉ không thấy qua, bạn nghe cũng chưa từng nghe qua. Nếu như có nghe nói qua, thì cho rằng làm gì có loại người hồ đồ này, tai hại tự nhiên này có liên quan gì với bạn, vì sao bạn lại gánh vác trách nhiệm này chứ? Kỳ thực chân thật là trách nhiệm của chính mình. Đặc biệt là bốn chúng đệ tử nhà Phật chúng ta, tại gia, xuất gia đều như vậy. Người xuất gia chúng ta không giống như một người xuất gia, không hề đem công việc của người xuất gia làm cho tốt, cho nên mới vướng phải tai biến của thế gian này. Đó chẳng phải Phật đã nói “y báo tùy theo chánh báo chuyển” sao? Chánh báo này của chúng ta không tốt, cho nên cảm đến y báo liền có tai nạn, đương nhiên là trách nhiệm của chúng ta. Người tại gia học Phật cũng không ngoại lệ, không luận bạn trải qua đời sống như thế nào, từ nơi công việc hay nghề nghiệp nào, bạn không ở ngay trong công việc của bạn, không ở ngay trong nghề nghiệp của bạn mà hành Bồ Tát đạo. Học Phật không gì khác hơn là chúng ta phải hành Bồ Tát đạo. Cái gì gọi là Bồ Tát đạo? Làm gương tốt cho tất cả chúng sanh. Người xuất gia phải làm tấm gương tốt cho người xuất gia, người tại gia phải làm tấm gương tốt cho người tại gia. Bạn là người vợ trong gia đình thì là một tấm gương tốt cho những người vợ trong gia đình; bạn buôn bán mở một cửa hàng, cửa hàng này của bạn là một gương tốt cho tất cả các cửa hàng. Đoan chánh lòng người, đoan chánh xã hội, thì y báo này đương nhiên sẽ chuyển đổi được. Đệ tử Phật hành Bồ Tát đạo không luận là từ nơi một nghề nghiệp nào, nhất định phải phát tâm là ta dùng phương thức đời sống này, dùng nghề nghiệp này phục vụ xã hội. Chúng ta là cống hiến, là phục vụ xã hội, không có tâm tham, không tham danh lợi, hoàn toàn là phục vụ, vậy thì đúng, đó chính là Bồ Tát rồi. Nếu như là lấy danh lợi làm mục đích thì đó là tâm phàm phu, lấy phục vụ làm mục đích là tâm Bồ Tát. Cùng làm một công việc như nhau, Bồ Tát cùng phàm phu ở nơi công việc trong cuộc sống không hề khác biệt, nhưng cách dùng tâm trên quan niệm không giống nhau, một người là vì chính mình, còn một người là vì xã hội, vì chúng sanh, không vì chính mình.

Khu vực Singapore này là đất phước. Vì sao nói là đất phước? Bồ Tát nhiều. Làm sao biết được Bồ Tát nhiều? Chúng ta ở nơi đây giảng Bồ Tát Kinh, bạn xem thấy nhiều Bồ Tát như vậy đến nghe, Bồ Tát nhiều! Bạn ở nơi khu vực khác giảng Kinh này không có được mấy người nghe. Khi ở Hoa Kỳ giảng Kinh có thể đến được một trăm người thì pháp duyên này rất thù thắng rồi. Có một năm, Pháp sư Diễn Bồi nói với tôi là Thẩm Gia Trinh mời ông đến Hoa Kỳ, vào lúc đó ông không được rõ cho lắm tình hình của Hoa Kỳ, nên rất hoan hỉ, đem tất cả những gì có ở được Singapore bỏ hết, di dân đến Hoa Kỳ. Ông di dân được xem là rất thuận lợi (giấy mời di dân ngay trong ngày liền đến. Tôi di dân đến Hoa Kỳ thì giấy mời di dân cũng là trong ngày liền đến, chỉ nửa giờ thì nhận được. Trường hợp này của chúng tôi là rất ít, rất hiếm). Ở bên đó giảng Kinh nói pháp, địa điểm ông thuyết pháp tôi có đi đến, chùa Đại Giác ở New York là đạo tràng của cư sĩ Thẩm Gia Trinh. Hôm đó giảng Kinh đến được hơn năm mươi người. Sau khi giảng xong không ai không tán thán: “Pháp sư à! Pháp duyên của Ngài thù thắng, hôm nay đến nhiều người như vậy”. Pháp sư Diễn Bồi nói: “Tôi nghe lời nói này rồi nước mắt từ trên đầu chảy xuống đến chân. Tôi ở Singapore giảng Kinh có mấy ngàn người đến nghe. Đến nơi đây chỉ có năm mươi người thì pháp duyên đã quá thù thắng rồi, mọi người đều tán thán. Tôi vội vàng quay về lại Singapore, thẻ xanh ở Hoa Kỳ không cần nữa, bỏ luôn”. Đó đều là sự thật. Vào ngày nay, dù bạn giảng Kinh nói pháp ở bất cứ nơi nào trên thế giới, đại khái ở Singapore có số người đến nghe nhiều nhất, ở Đài Loan cũng có số người như vậy. Đương nhiên nếu như mỗi ngày giảng Kinh mà duy trì đạo tràng này với số người nhiều như vậy là việc không dễ. Thỉnh thoảng diễn giảng một lần thì sẽ có mấy ngàn người đến tham gia. Một năm được một lần nhộn nhịp, náo nhiệt, mọi người đến tham dự, đến xem thử; mỗi ngày đến giảng Kinh thì sẽ không náo nhiệt vậy. Đó chính là Bồ Tát chân thật, muốn đến nơi đây để học Bồ Tát đạo, tu hạnh Bồ Tát. Đó là Bồ Tát thật, không phải Bồ Tát giả.

Tôi ở nơi đây lúc ngưng lúc giảng cũng đã giảng được mười năm rồi. Ngay trong mười năm này, thính chúng của chúng ta có tăng, không giảm, mỗi năm đều nhiều hơn một số người. Cho nên, tôi nói ở nơi đây Bồ Tát nhiều, đích thực là có người chân thật muốn học Bồ Tát hạnh, muốn học Bồ Tát nghiệp. Bồ Tát chân thật nhất định là tự hổ thẹn, cho nên trách cứ chính mình là “ta tu chưa được tốt, cho nên kéo theo những chúng sanh này chịu tội chịu khổ. Ta tu chưa được tốt, làm cho thế gian này có tai biến nhiều đến như vậy, khiến cho tất cả chúng sanh lo buồn”. Phải trách cứ chính mình, chính mình cần phải nỗ lực, càng phải chăm chỉ gia công tu hành. Cho nên, sự hối trách này là một động lực rất lớn đối với chính mình, thúc đẩy chính mình dõng mãnh tinh tấn, đoạn ác tu thiện.

Người thế gian làm việc rất cần lao, động lực nào thúc đẩy họ vậy? Là danh lợi. Bạn nỗ lực mà làm thì bạn có thể kiếm được rất nhiều tiền, vì món tiền đó mà liều mạng làm việc. Tiền không thể tin được, bạn thấy hiện tại kinh tế đang suy thoái, lập tức bị thâm hụt, gian nan khổ cực kiếm được nhiều như vậy bỗng chốc thì không còn. Nếu như họ phát ra tâm Bồ Đề, “ta vì xã hội, vì đại chúng mà nỗ lực làm việc”, vậy thì họ vĩnh viễn sẽ không bị hao hụt, mãi mãi là tinh tấn, mãi mãi hướng lên trên, chân thật là tích đại công, tích đại đức, quả báo thù thắng không thể nghĩ bàn. Những sự cùng lý này chúng ta đều phải rõ ràng tường tận. Nhất định khi xem thấy hiện tượng bên ngoài này thì chính mình phải sanh tâm hổ thẹn, chính mình phải trách cứ chính mình.

Trích trong:
PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ
TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tập 18

Bài viết cùng chuyên mục

Khéo giữ khẩu nghiệp không nói lỗi người, phải làm cho được

Định Tuệ

4 điều cần biết khi tỉa chân nhang để may mắn trong năm mới

Định Tuệ

Pháp môn Niệm Phật là pháp môn ngay đời này thành Phật

Định Tuệ

10 câu chuyện về bố thí và cúng dường mà bạn nên đọc

Định Tuệ

Công năng của thần Chú Vô Lượng Thọ Như Lai Đà La Ni

Định Tuệ

Phật giáo độ sanh, không phải độ tử

Định Tuệ

10 Đại Nguyện Vương của Phổ Hiền Bồ Tát – Nguyện thứ nhất: Lễ kính chư Phật

Định Tuệ

Ðừng chờ đến lúc khát mới đào giếng

Định Tuệ

Ngũ giới là gì? Lợi ích cho những ai giữ giới, sống theo giới luật

Định Tuệ

Viết Bình Luận