Do nghiệp sát buộc chặt dẫn đến xảy ra nhân họa chiến tranh và những thiên tai lụt lội, hạn hán, đói khát, bệnh dịch, gió bão, động đất, sóng thần, nước dâng v.v… đều liên tục giáng xuống con người.
1. Bệnh dịch, tai nạn, bệnh nan y đều từ nghiệp sát hại
Kiếp vận của thế giới ngày nay, chúng ta đang chịu nhiều tai họa đều do ác nghiệp quá khứ gây ra, dẫn đến cảm thọ quả khổ hiện tại. Trong các ác nghiệp chỉ có sát sinh là nặng nhất.
Do nghiệp sát buộc chặt dẫn đến xảy ra nhân họa chiến tranh và những thiên tai lụt lội, hạn hán, đói khát, bệnh dịch, gió bão, động đất, sóng thần, nước dâng v.v… đều liên tục giáng xuống con người.
Mọi người phải biết tai họa chiến tranh đều do nghiệp sát đời trước chiêu cảm.
Bệnh nan y đều do nghiệp sát sinh đời trước mà đời này phải chịu.
Mọi người đừng tạo nghiệp sát hại, đã tạo nghiệp sát rồi thì nhất định phải chịu quả báo sát hại.
2. Kết nghiệp sát hại là do ăn thịt rất là thê thảm
Kết nghiệp sát, chỉ vì ăn thịt mà gây ra thảm cảnh. Tai họa ăn thịt vô cùng khốc liệt, không những hại đời này mà còn liên lụy đến nhiều đời sau.
– Những tai họa chiến tranh, giặc cướp, lụt lội, hạn hán, tật bệnh liên miên đều do sát sinh ăn thịt mà ra.
– Vì do sát sinh nên gây ra những thiên tai như thời tiết thay đổi thất thường, cho đến lũ lụt, hạn hán, bệnh dịch, sâu rầy phá hoại mùa màng là kết quả của nghiệp sát hại; lại còn xảy ra nhân họa hai bên đánh nhau.
Xét kỹ nguyên do của các tai họa này thì đều nhân đời trước sát sinh ăn thịt mà chiêu cảm nên.
Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, đều là cha mẹ quá khứ, chư Phật tương lai.
Mọi người nên nghĩ cách cứu giúp, che chở còn sợ không kịp, huống gì để thỏa mãn bao tử của mình mà đi giết hại thân mạng chúng sinh khác?
– Mỗi ngày chúng ta ăn thịt, tức là mỗi ngày sát sinh. Nếu không giết hại nhất định không có thịt.
– Người ăn thịt, tuy mình không giết hại con vật, nhưng cũng khó thoát khỏi nghiệp sát.
– Nếu không giết con vật thì không có thịt bán, người đem tiền mua thịt chịu tội thay cho người giết hại.
Chúng ta giết các loài chúng sinh để thỏa mãn bao tử của mình. Lẽ nào thú vật là cây, đá, không biết đau đớn, không muốn sống, bằng lòng để người giết chết ăn thịt?
Bạn đã giết nó để ăn thịt thì đời sau nhất định nó sẽ giết lại bạn để ăn thịt. Một đời người ăn không biết bao nhiêu là sinh linh. Cớ gì đem tiền mua tai họa (ăn thịt thì mắc nợ sát hại, nên nói là mua họa).
Người đời ăn thịt đã thành thói quen, nên biết bất kỳ thịt gì cũng đều có chất độc. Vì khi bị giết tâm con vật nổi sân hận, tuy bạn ăn vào không mất mạng ngay, nhưng tích chứa lâu ngày thì chắc chắn làm khối u thành bệnh.
“Người tự biết thương mình hãy nên tự răn dè”.
Trích: Ấn Quang Đại Sư Văn Sao!