Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Chúng sanh vô biên thề nguyện độ

“Chúng sanh vô biên thề nguyện độ”, thực tế mà nói tứ hoằng thề nguyện chỉ có nguyện này. Chư Phật Như Lai ở nhân địa tu hành những gì?

“Chúng sanh vô biên thề nguyện độ”, thực tế mà nói tứ hoằng thề nguyện chỉ có nguyện này. Chư Phật Như Lai ở nhân địa tu hành những gì? Chính là vì vấn đề này, không có vì mình. Nếu vì mình rất dễ thoái chuyển, còn như thật sự vì chúng sanh, đặc biệt là khi thấy rất nhiều chúng sanh đau khổ. Bây giờ thông thường chúng ta nhìn thấy, là cùng một tầng không gian với chúng ta, không cùng tầng không gian chúng ta không nhìn thấy. Nhưng cũng có người nhìn thấy, chúng ta tin đó không phải giả, vì không chỉ một người nhìn thấy. Vài người nhìn thấy, cảnh giới họ nhìn thấy giống nhau, không hoàn toàn tương đồng thì cũng gần giống, như vậy tức không phải giả. Khi nhìn thất mới biết có càng nhiều chúng sanh. Chúng sanh trong lục đạo thấy được hoàn toàn, như vậy cần có nhân duyên đặc biệt.

Người tu hành có công năng đặc biệt, không phải hàng phàm phu có thể thấy được. Ta nhìn thấy càng nhiều, thấy cảnh giới càng rộng lớn, mới biết rằng trong lục dạo không biết có bao nhiêu chúng sanh đang chịu khổ, không thể tính kể! Phải chăng ta giống như Chư Phật Bồ Tát, thật sự phát tâm này để giúp họ? Phát tâm này không tệ, nhưng muốn giúp họ cần phải có năng lực, bằng không lấy gì để giúp họ?

Cho nên ba nguyện ở sau, chính là sử dụng đến thành tích của mình, ta mới có năng lực giúp đỡ họ. Đoạn phiền não là đức hạnh, bản thân chưa đoạn phiền não không thể giúp được người khác. Điều này chắc chắn như thế, vì bản thân còn mê hoặc, vẫn trầm luân trong luân hồi sanh tử, như vậy làm sao giúp người khác ra khỏi luân hồi?

Đoạn phiền não là việc lớn hàng đầu, đoạn như thế nào? Chúng tôi ở thế gian này, đã đi qua rất nhiều quốc gia, chúng tôi thấy người tại gia học Phật chưa thực hành được thập thiện. Người xuất gia, chưa thực hành căn bản Sa Di Luật Nghi. Như vậy là chúng ta đã mê mất phương hướng, cũng mê mất mục tiêu. Vì sao vậy? Vì chúng ta khởi tâm động niệm chỉ nghĩ đến mình, đặt mình ở vị trí đầu tiên, như vậy có gì không tốt? Đối với người thế gian mà nói không có gì không tốt, nhưng trong Phật pháp mà nói thì vấn đề rất nghiêm trọng.

Nghiêm trọng ở đâu? Quý vị phải biết, luân hồi từ đâu đến, luân hồi lục đạo từ đâu đến? Trong kinh điển đại thừa Đức Phật nói rất nhiều, do chấp trước mà có luân hồi lục đạo. Nghĩa là chấp trước có cái ta, chấp trước thân này là ta, không chịu buông bỏ. Do chấp trước mà hiện ra cảnh giới, tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, có một tâm tưởng như thế, hiện ra cảnh giới là luân hồi lục đạo. Cho nên luân hồi lục đạo, không phải Phật Bồ Tát tạo, không phải thượng đế tạo, cũng không liên quan đến vua Diêm la. Thuật ngữ trong kinh nói, là do nghiệp lực của chính mình biến hiện ra.

Thế nào gọi là nghiệp lực? Tư tưởng và ngôn hành gọi là nghiệp lực. Trong kinh điển đại thừa nói, tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, luân hồi lục đạo là từ tâm tưởng sanh. Hay nói cách khác, pháp thế xuất thế gian không có một pháp nào không phải tự làm tự chịu. Ta tạo thế giới Cực Lạc thì đến thế giới Cực Lạc hưởng thụ, nếu tạo luân hồi lục đạo thì vào trong lục đạo chịu khổ. Tuyệt đối không liên quan đến bất kỳ ai, toàn là tự làm tự chịu. Không thể không biết chân tướng sự thật này, không hiểu là sai.

Khi đã phát nguyện này là phải thực hiện, phải làm thật, bắt đầu làm từ đâu? Bắt đầu thể hiện từ Đệ Tử Quy, Đệ Tử Quy tất cả nói về 113 việc, sự việc trong cuộc sống hằng ngày chúng ta quá nhiều. 113 điều này là tượng trưng, là cương lĩnh hành động, triển khai ra không khác gì với giới luật Bồ Tát. Chư vị nên biết giới luật Bồ Tát có tám vạn bốn ngàn tế hạnh, tám vạn bốn ngàn tế hạnh đó từ đâu mà có? Là Thập thiện nghiệp triển khai ra. Quý vị xem, chỉ có mười điều, triển khai mười điều này ra là tám vạn bốn ngàn tế hạnh.

Mười điều có thể triển khai thành tám vạn bốn ngàn điều, 113 điều triển khai ra chẳng lẽ không bằng tám vạn bốn ngàn điều? Kinh Hoa Nghiêm nói, một tức là nhiều, nhiều tức là một, Đức Phật nói chân lý cho chúng ta. Bởi thế, bất kỳ một pháp nào triển khai ra đều biến pháp giới hư không giới, quy nạp, thu nhiếp lại chính là một pháp. Một tức tất cả, tất cả tức một. Đạo lý chúng ta đã minh bạch, cũng đã rõ về chân tướng sự thật, tâm sẽ định không còn trôi nổi, cần phải nỗ lực học tập.

Trước tiên phải học thuộc Đệ Tử Quy, học thuộc lòng. Trong cuộc sống hằng ngày, khởi tâm động niệm, gặp bất kỳ cảnh giới nào, trong Đệ Tử Quy dạy ta nguyên tắc xử lý như thế nào, câu chữ lập tức liền hiện tiền. Đây là nền tảng của giới luật, căn bản của giới luật.

Phải học thuộc Cảm Ứng Thiên, Cảm Ứng Thiên cũng không nhiều chữ, khoảng trên dưới 1500 chữ. Thập Thiện Nghiệp Đạo cũng không nhiều, chúng tôi trích dẫn những nội dung chính biên tập thành một cuốn sách, có khoảng 600 chữ. Ba thứ này này là nền tảng, là căn bản giới luật, là nguồn gốc của giới luật. Không có những thứ này, giới luật từ đâu sanh ra?

Vì sao cổ nhân học Phật, họ đều có thể thực hành tam quy oai nghi các giới, còn chúng ta hiện nay vì sao không thực hành được? Vì người xưa nền tảng vững vàng. Bất luận người xuất gia hay tại gia, đều có thành tựu rất thù thắng. Ngày nay chúng ta học không tốt, do không có nền tảng, bởi vậy các bạn học trẻ không được lơ là căn bản.

Trên 50 tuổi bắt đầu đi vào độ tuổi già, không có nền tảng cũng có thể không cần đặt nền tảng, chỉ cần chân thành niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, chú trọng sự thật thà. Thật thà niệm Phật, đó chính là định cộng giới, đạo cộng giới, trong lòng chỉ có Phật A Di Đà, ngoài Phật A Di Đà ra không còn gì nữa.

Ta cũng tự nhiên thực hành được: “không làm các điều ác, phụng hành các điều thiện”, câu A Di Đà Phật đó là chúng thiện! Nền tảng của tất cả thiện pháp thế xuất thế gian, chính là A Di Đà Phật, là vô lượng giác. Quý vị xem, Phật A Di Đà là tiếng Phạn, dịch thành tiếng Trung nghĩa là vô lượng giác. Nghĩa là quy y Phật, giác mà không mê.

Trong Pháp Bảo Đàn Kinh, lục tổ Huệ Năng giảng về Tam quy y. Ngài nói là quy y giác, không phải là quy y Phật, mà là quy y giác. “Phật là bậc giác ngộ”, làm được câu này là viên mãn. Niệm niệm giác, thời thời giác xứ xứ giác, người lớn đi con đường này, vì sao vậy? Vì không sử dụng ký ức được. Nếu bảo học Đệ Tử Quy họ không thuộc được, ngoan ngoãn niệm câu A Di Đà Phật này là được. Nhất tâm chuyên niệm chính là định cộng giới, niệm đến khi mình có chỗ ngộ, đó là đạo cộng giới, một câu Phật hiệu không có gì không đầy đủ.

Những người học Phật trẻ tuổi, phải học ba nền tảng này, ta phải làm tấm gương tốt cho đại chúng xã hội noi theo. Thật sự thực hành bốn đức trên Hoàn Nguyên Quán, đó là tánh đức, đó là hình dáng của Phật Bồ Tát. Tùy duyên diệu dụng, oai nghi hữu tắc, nhu hòa chất trực, chịu khổ thay chúng sanh.

Người trẻ tuổi phải phát tâm hoằng dương hộ trì chánh pháp, chánh pháp cửu trụ trách nhiệm ở chúng ta. Bản thân chúng ta không thực hành, đó là không chịu trách nhiệm, có lỗi với Phật Bồ Tát. Cho nên phát tâm về sự, người tánh bất định cũng có thể phát, chúng ta tuyệt đại đa số đều là tánh bất định. Tánh bất định nghĩa là bất định là thiện, bất định là ác, khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác có thiện có ác, gọi là tánh bất định.

Trích trong:
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tập 218
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Chuyển ngữ: Hạnh Chơn
Biên tập: Minh Tâm
Thời gian: 11.12.2010
Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội – Hongkong
Tâm Hướng Phật/St!

Bài viết cùng chuyên mục

Chúng ta có hai ân nhân không thể quên trong đời này

Định Tuệ

Mục đích xuất gia là liễu sinh thoát tử, không phải vì hưởng thụ

Định Tuệ

Chư Thiên Thần là ai? Sắc thân và tuổi thọ của chư Thiên ra sao?

Định Tuệ

Thiện nam tín nữ đến chùa cần cẩn trọng khi sử dụng đồ của chùa

Định Tuệ

Bí quyết niệm Phật của Thiền Sư Thảo Am

Định Tuệ

Vì lợi ích tất cả chúng sinh mà tu pháp lành

Định Tuệ

Người tin tưởng pháp môn Tịnh độ, phước báo chẳng thể nghĩ bàn

Định Tuệ

Người già có trí tuệ, phải biết đặt tâm ở câu A Di Đà Phật

Định Tuệ

Sự linh ứng nhiệm mầu của Kinh Dược Sư

Định Tuệ

Viết Bình Luận